logo

Soạn sinh 8 Bài 7 ngắn nhất: Bộ xương

Soạn sinh 8 Bài 7 ngắn nhất: Bộ xương (ảnh 8)

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 7. Bộ xương trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được các thành phần chính của bộ xương

- Xác định được vị trí các xương trên cơ thể

- Phân biệt được các loại xương: xương dài, xương dẹt, xương ngắn về hình thái, cấu tạo

- Phân biệt được các loại khớp xương, nhất là khớp động


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 7 ngắn nhất

Câu hỏi trang 25 Sinh 8 Bài 7 ngắn nhất: 

- Bộ xương có chức năng gì?

- Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân.

Trả lời:

- Bộ xương có chức năng: Nâng đỡ, tạo khung cơ thể, bảo vệ cơ thể và là nơi bám của các cơ.

- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân:

+ Giống: Gồm 2 chi nằm đối diện, gồm 2 xương dài nối với các xương bàn, xương bàn gắn với 5 xương ngón là các xương ngắn và mỗi ngón có 3 đốt.

+ Khác:

Xương tay Xương chân
- Ngắn hơn, nhỏ hơn
- Linh động hơn
- Xương bàn nhỏ
- Dài hơn, to hơn và vững chắc 
- Kém linh hoạt 
- Xương bàn nhô về phía sau

Câu hỏi trang 25 Sinh 8 Bài 7 ngắn nhất: 

Quan sát hình 7-4, trả lời câu hỏi:

- Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mô tả một khớp động.

- Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

- Nêu đặc điểm của khớp bất động.

Trả lời:

- Mô tả khớp động: Hai đầu xương liên tiếp có sụn đầu khớp nằm trong bao chứa dịch khớp.

- Khớp động có thể chuyển động gập tới 90o trong khi khớp bán động chủ yếu là chuyển động xoay, chuyển động gập rất ít. Vì những vị trí có khớp bán động là dọc xương sống (có chứa dây thần kinh) hạn chế di chuyển gập tránh gây tổn thương dây thần kinh. Khớp động ở những chi, là nơi cần di chuyển nhiều và linh động.

- Đặc điểm của khớp bất động: 2 đầu xương nối với nhau bằng dịch nhưng 2 đầu xương không nhẵn mà rất gồ ghề.

Bài 1 trang 27 Sinh 8 Bài 7 ngắn nhất:

Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?

Trả lời:

Bộ xương người gồm 3 phần:

+ Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mật nhỏ, có xương hàm.

+ Phần thân gồm cột sống có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).

+ Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).

Bài 2 trang 27 Sinh 8 Bài 7 ngắn nhất:

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với những hoạt động của con người:

- Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.

- Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.

Bài 3 trang 27 Sinh 8 Bài 7 ngắn nhất:

Nêu rõ vai trò của từng loại khớp.

Trả lời:

Vai trò của các loại khớp:

- Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.

- Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế.

- Khớp bất động là loại khớp không cử động được.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 7 hay nhất

Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo của bộ xương phù hợp với chức năng nâng đỡ,

vận động và bảo vệ?

Trả lời:

- Cấu tạo phù hợp với chức năng vận động, bảo vệ:

- Bộ xương khoảng 206 chiếc gắn với nhau nhờ các khớp, có 3 loại khớp:

+ Khớp bất động: Gắn chặt các xương với nhau —>• tạo thành hộp xương, khối xương để bảo vệ nâng đỡ. Ví dụ: Hộp sọ, khối chậu…

– Khớp bán động: Khả năng hoạt động hạn chế để bảo vệ các cơ quan như tim, phổi…. Ví dụ: Khớp ở cột sống, lồng ngực…

+ Khớp động: Khả năng hoạt động rộng, chiếm phần lớn trong cơ thể -» cho cơ thể vận động dễ dàng. Ví dụ: Khớp xương chi.

Tính vững chắc đảm bảo chức năng nâng đỡ:

Thành phần hóa học: Gồm chất vô cơ và hữu cơ. Chất vô cơ giúp xương cứng rắn chống đỡ được sức nặng của cơ thể và trọng lượng mang vác. Chất hữu cơ làm cho xương có tính đàn hồi chống lại các lực tác động, làm cho xương không bị giòn, bị gãy.

Cấu trúc: Xương có cấu trúc đảm bảo tính vững chắc là: Hình ống, cấu tạo bằng mô xương cứng ở thân xương dài, mô xương xốp gồm các nan xương xếp vòng cung để phân tán lực tác động.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023