logo

Soạn sinh 8 Bài 2 ngắn nhất: Cấu tạo cơ thể người

Soạn sinh 8 Bài 2 ngắn nhất: Cấu tạo cơ thể người (ảnh 4)

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 2. Cấu tạo cơ thể người trong sách giáo khoa Sinh học 8. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Trình bày được cấu tạo của cơ thể người, kể tên được các cơ quan và vị trí của chúng trong cơ thể

- Trình bày được cơ quan trong từng hệ cơ quan, chức năng hệ cơ quan


Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 2 ngắn nhất

Câu hỏi trang 8 Sinh 8 Bài 2 ngắn nhất: Quan sát hình 2-1 và 2-2, kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Cơ thể người có mấy phần? Kể tên các phần đó.

- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?

- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?

- Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng?

Trả lời:

- Cơ thể người có 3 phần. Đó là đầu, thân (mình) và tay chân.

- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.

- Những cơ quan nằm trong khoang ngực: Tim, phổi.

- Những cơ quan nằm trong khoang bụng: Gan, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già, tá tràng), mật, tụy, bóng đái, thận.

Câu hỏi trang 9 Sinh 8 Bài 2 ngắn nhất: Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ vào bảng 2.

Bảng 2. Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan

Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động    
Hệ tiêu hóa    
Hệ tuần hoàn    
Hệ hô hấp    
Hệ bài tiết    
Hệ thần kinh    

Trả lời:

Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động Cơ, xương Nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể cử động, định hình cơ thể và che chở nội quan
Hệ tiêu hóa Miệng, hầu, thực quản, dạy dày, ruột non, ruột già, tá tràng, trực tràng, hậu môn, gan, mật. Biến đổi các hợp chất phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hoà tan, hấp thụ và cung cấp cho các tế bào của cơ thể đồng thời tích luỹ năng lượng sử dụng cho mọi hoạt động sống.
Hệ tuần hoàn Tim, mạch máu Vận chuyển Ôxi và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và hệ cơ quan khác trong cơ thể, các ản phẩm các sản phẩm của quá trình dị hoá trong chuyển hoá đến các cơ quan bài tiết (urê, ax uric,..) và các sản phẩm tổng hợp trong đồng hoá ở TB đến nơi cần thiết (hormon, kháng thể); bảo vệ cơ thể; đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
Hệ hô hấp Đường dẫn khí (khoang mũi, khoang miệng, hầu, thanh quản, khí quản), phổi Thực hiện sự trao đổi khí ngoài, cung cấp O2 duy trì sự sống và loại thải CO2.
Hệ bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, da, tuyến mồ hôi, phổi Thải loại các sản phẩm độc hại, duy trì tính ổn định của môi trường trong.
Hệ thần kinh Não, tuỷ sống, dây thần kinh, hạch thần kinh. Não (đại não, tiểu não, não trung gian), Tuỷ sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.

Câu hỏi trang 9 Sinh 8 Bài 2 ngắn nhất:  Quan sát hình 2-3, hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và các hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì.

Trả lời:

- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các hệ cơ quan trong cơ thể.

- Các mũi tên xuất phát từ hệ thần kinh và hệ nội tiết chứng tỏ: Chức năng của 2 hệ này là vai trò chủ đạo, điều hòa và sự liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể tạo thành thể thống nhất giúp các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

Bài 1 trang 10 Sinh 8 Bài 2 ngắn nhất:

Cơ thể người gồm mấy phần? Phần thân có những cơ quan nào?

Trả lời:

Cơ thể người được da bao bọc, da có các sản phẩm như lông, tóc, móng.

* Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.

+ Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.

+ Khoang ngực chứa tim, phổi.

+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, hệ bài tiết (thận, bóng đái) và cơ quan sinh sản.

Bài 2 trang 10 Sinh 8 Bài 2 ngắn nhất:

Bằng một ví dụ, hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Trả lời:

Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong điều khiển sự hoạt động của các cơ quan như sau:

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều.... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.


Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 2 hay nhất

Câu 1: Giữa cơ thể người và các động vật thuộc lóp thú có những điểm giống nhau, khác nhau nào? Điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì?

Trả lời:

* Điểm giống nhau:

–   Trên cơ thê đêu có lông mao.

–   Răng phân hóa thành răng cửa, răng hàm và răng nanh.

–   Có vú, có tuyến sữa.

–   Thai sinh, nuôi con bằng sữa. b. Điểm khác nhau:

Người

Thú

–    Bộ xương phân hóa thích nghi với đi, đứng thẳng bằng 2 chân; lao động bằng 2 tay.

–    Lao động có mục đích, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, bớt lệ thuộc tự nhiên.

–   Biết dùng lửa nấu chín thức ăn.

–   Sọ não lớn hơn mặt.

–    Có tư duy trừu tượng, có tiếng nói và chữ viết.

–    Bộ xương kém phân hóa hơn, hai chi trước vẫn là cơ quan vận động – di chuyển.

–    Kiếm ăn theo bản năng, chưa có mục đích, chủ yếu lệ thuộc vào tự nhiên.

–   Ăn sống nuốt tươi.

–   Mặt lớn hơn não.

–   Chưa có tư duy trừu tượng, chưa có tiếng nói và chữ viết.

– Điểm giống nhau giữa người và các động vật thuộc lớp thú đã chứng tỏ rằng con người và các động vật thuộc lớp thú có chung nguồn gốc.

* Điểm khác nhau giữa người và các động vật thuộc lớp thú đã chứng minh rằng tuy người và thú có quan hệ về nguồn gốc, nhưng người phát triển và tiến hóa theo một hướng khác cao hơn.

Câu 2: Dựa vào những đặc điểm nào mà loài người được xếp vào một loài trong lớp thú?

Trả lời:

Dựa vào những đặc điểm cấu tạo sau mà người được xếp vào một loài trong lớp thú:

- Trên cơ thể đều có lông mao.

- Răng phân hóa thành răng cửa, răng hàm, răng nanh.

- Có vú, có tuyển sữa.

- Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 28/07/2023