logo

Soạn Sinh 12 Bài 13 ngắn nhất trang 55, 56, 57, 58: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Hướng dẫn Soạn Sinh 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen bám sát nội dung SGK Sinh học 12 trang 55, 56, 57, 58 theo chương trình SGK Sinh học 12. Tổng hợp lý thuyết Sinh 12 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen trang 55, 56, 57, 58 SGK Sinh học 12


Soạn Sinh 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen (ngắn gọn nhất)


I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng


II. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK Sinh học 12

Theo em nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp melanin như thế nào?

Lời giải:

Những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ở tế bào của phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông đen.Trong khi các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn nhưng các gen của chúng lại không được biểu hiện (không tổng hợp được sắc tố mêlanin) nên lông có màu trắng.

→ Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim tham gia vào điều hòa biểu hiện gen. Nhiệt độ cao làm biến tính protein đặc biệt là một số loại mẫn cảm với nhiệt độ. Khi enzim bị mất chức năng do nhiệt độ cao thì có thể mêlanin không được tổng hợp nên lông có màu trắng.

→ Nhiệt độ cao làm các gen tổng hợp mêlanin không tổng hợp được mêlanin nên lông có màu trắng.

Trả lời câu hỏi trang 56 SGK Sinh học 12

Hãy tìm thêm các ví dụ về mức độ biểu hiện của kiểu gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Lời giải:

Ví dụ 1: Cây hoa anh thảo (Primula sinensis) có giống hoa đỏ thuần chủng AA và hoa trắng thuần chủng aa. Khi đem cây thuộc giống hoa đỏ thuần chủng trồng ở 35°C thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này trồng ở 20°C lại cho hoa màu đỏ. Trong khi đó giống hoa màu trắng trồng ở 20°C và 35°C đều chỉ cho hoa trắng.

Ví dụ 2: những cây môn, cây ráy nếu trồng ở nơi ít nước, khô hạn thì lá sẽ nhỏ còn nếu trồng nơi mát mẻ ẩm ướt thì lá và thân sẽ rất to.

Ví dụ 3: một số loài chồn, cáo xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và có màu vàng hoặc xám.

Ví dụ 4: hoa cẩm tú cầu có màu sắc thay đổi phụ thuộc pH của môi trường đất.


III. Mức phản ứng của kiểu gen

Trả lời câu hỏi trang 57 SGK Sinh học 12

Tại sao các nhà khoa học lại khuyên nông dân không nên chỉ trồng một giống lúa duy nhất (cho dù đó là giống lúa có năng suất cao) trên một diện tích rộng trong cùng một vụ?

Lời giải:

Các nhà khoa học lại khuyên nông dân không nên chỉ trồng một giống lúa duy nhất (cho dù đó là giống lúa có năng suất cao) trên một diện tích rộng trong cùng một vụ vì không có bất kì giống lúa nào có thể thích hợp với mọi điều kiện thời tiết, khí hậu cả, Vì vậy, nếu trên cả cánh đồng lớn mà chỉ trồng một giống lúa thì khi thời tiết thay đổi bất lợi đối với giống lúa đó người nông dân sẽ có nguy cơ mất trắng.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 58 SGK Sinh học 12

Thế nào là mức phản ứng của một kiểu gen?

Lời giải:

Cùng một kiểu gen nhưng có thể cho một dãy các kiểu hình khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của kiểu gen.

Trả lời câu hỏi 2 trang 58 SGK Sinh học 12

Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật ta cần phải làm gì?

Lời giải:

Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật ta cần phải tạo ra một loạt các con vật có cùng một kiểu gen rồi cho chúng sống ở các môi trường khác nhau. Việc tạo ra các con vật có cùng kiểu gen có thể được tiến hành bằng cách nhân bản vô tính hoặc chia một phôi thành nhiều phôi nhỏ rồi cho vào tử cung của các con mẹ khác nhau để tạo ra các con con.

Trả lời câu hỏi 3 trang 58 SGK Sinh học 12

Nói: Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng "má lúm đồng tiền" có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào?

Lời giải:

Nói cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng "má lúm đổng tiền" thực ra là không hoàn toàn chính xác. Mẹ chỉ truyền cho con thông tin quy định việc hình thành nên tính trạng "má lúm đồng tiền" dưới dạng trình tự các nuclêôtit xác định (alen) mà không truyền cho con tính trạng đã có sẵn.

Trả lời câu hỏi 4 trang 58 SGK Sinh học 12

Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử rằng công ti giống đã cung cấp hạt giống thứ thiệt đúng tiêu chuẩn. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây ngô không cho hạt trong trường hợp trên.

Lời giải:

Mỗi giống cây trồng đều đòi hỏi một loạt các điều kiện môi trường thích hợp. Việc giống ngô lai không cho thu hoạch hoặc năng suất quá thấp so với yêu cẩu có thể là do chúng được gieo trồng trong điều kiện thời tiết không thích hợp.


Tóm tắt lý thuyết Sinh 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Sinh 12 Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen trong bộ SGK Sinh học 12. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/10/2022 - Cập nhật : 25/11/2022