logo

(Kết nối tri thức) Soạn KHTN 8 Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển (trang 67)

Hướng dẫn (Kết nối tri thức) Soạn KHTN 8 Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển trang 67 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển

Sơ đồ tư duy Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển


1. Vì sao muốn nước trong bình có thể chảy ra khi mở vòi thì trên nắp bình phải có một lỗ nhỏ?

Trả lời:

- Để tạo áp suất trong bình lớn hơn áp suất ngoài bình giúp nước trong bình chảy được xuống vòi dễ dàng hơn.


2. Hãy tìm thêm ví dụ trong đời sống minh họa áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng

Trả lời:

- Đài phun: Nguyên lý hoạt động là áp suất tác dụng lên chất lỏng sẽ được truyền nguyên theo mọi hướng. Dưới tác dụng của lực bơm sẽ tạo ra áp suất lên chất lỏng làm cho nước được đẩy lên qua vòi tạo thành hình dạng mong muốn. 

- Các loại bình/ấm có vòi thường có lỗ trên nắp để khí lưu thông giúp tạo áp suất để áp suất tác dụng lên chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền nguyên vẹn theo mọi hướng và sẽ đẩy nước từ vòi cuốn ra ngoài.


3. Tìm một số ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển

Trả lời:

- Hút bớt không khí trong hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.

+ Giải thích: Áp suất trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài hộp nên vỏ hộp sữa bị bẹp theo nhiều phía khi hút bớt không khí trong hộp sữa.


4. Em hãy cho biết áp suất tác dụng lên mặt hồ và áp suất tác dụng lên đáy hồ là áp suất nào

Trả lời:

- Áp suất tác dụng lên mặt hồ là áp suất khí quyển.

- Áp suất tác dụng lên đáy hồ là áp suất khí quyển và áp suất chất lỏng.


5. Em hãy tìm ví dụ và mô tả hiện tượng trong thực tế về sự tạo thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất đột ngột

Trả lời:

- Khi đi xe ô tô hoặc xe máy khi phóng nhanh, gây nên tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai.

- Giải thích: Khi áp suất thay đổi đột ngột thì vòi tai thường không phản ứng kịp làm mất cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ, gây nên tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai


6. Tìm thêm ví dụ về giác mút trong thực tế và giải thích hoạt động của nó

Trả lời:

- Trong thực tế giác mút được sử dụng trong việc hút giữ, di chuyển các vật. Dựa vào kích thước của giác mút và khả năng mút mà chúng được chia thành giác mút chân với các hình dạng phong phú.

Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

- Hoạt động:

+ Khi ấn phễu của giác mút sát vào mặt kính hoặc tường phẳng làm giác mút bám chắc vào kính hoặc tường.

+ Khi ta kéo núm ra, gây ra tiếng “bật” có thể nghe thấy được.

- Giải thích hoạt động:

+ Khi phễu của cốc hút được đặt gần kính hoặc tường phẳng, áp suất không khí còn lại bên trong cốc hút nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài và lực ma sát cũng đóng vai trò ngăn giác mút không bị trượt khỏi bề mặt của vật. Hình dạng của vật thể giúp giác hút bám chắc vào kính hoặc tường.

+ Khi ta kéo núm ra, không khí tràn vào lấp đầy không gian chân không của núm, gây ra tiếng “bật” có thể nghe thấy được.

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 07/07/2023 - Cập nhật : 12/08/2023