logo

Soạn KHTN 7 Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật - KNTT

Hướng dẫn Soạn KHTN 7 Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật ngắn gọn, đầy đủ SGK trang 122, 123, 124, 125 bám sát nội dung bộ sách mới Kết mới tri thức. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật trang 122, 123, 124, 125 KHTN 7 - Kết nối tri thức


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 122 SGK KHTN 7 

Quan sát một cây trưởng thành to lớn được phát triển từ một hạt nhỏ xíu ban đầu, có bao giờ em tự hỏi: Nhờ đâu mà cây có thể lớn lên được? Nguyên liệu để tạo nên sự thay đổi kì diệu đó là gì?

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 29 | Soạn KHTN 7 Bài 29 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

- Cây lớn lên nhờ sự tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể do sự lớn lên và phân chia của tế bào.

- Nguyên liệu để tạo nên sự thay đổi về kích thước của cây là nước và chất dinh dưỡng.


I. Thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước

Trả lời câu hỏi trang 122 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Quan sát Hình 29.1 và liên hệ với kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 29 | Soạn KHTN 7 Bài 29 ngắn nhất - Kết nối TT

Câu 1: Phân tử nước được cấu tạo từ những nguyên tử nào? Trong phân tử nước, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết gì?

Câu 2: Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện như thế nào?

Lời giải

Câu 1:

Cấu tạo của phân tử nước:

- Phân tử nước được cấu tạo từ hai nguyên tử hydrogen liên kết với một nguyên tử oxygen.

- Trong phân tử nước, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.

Câu 2:

Do nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hoá trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen, dẫn đến đầu oxygen của phân tử nước tích điện âm một phần, còn đầu hydrogen tích diện dương một phần. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực.


II. Vai trò của nước đối với sinh vật

Trả lời câu hỏi trang 123 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Nêu vai trò của nước đối với sinh vật. Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật bị thiếu nước?

Câu 2: Hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm chứng minh khẳng định "Nếu thiếu nước trong thời gian dài, cây sẽ bị héo, giảm sức sống và có thể chết"

Câu 3: Khi bị nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy, cơ thể bị mất rất nhiều nước. Trong trường hợp đó, em cần làm gì?

Lời giải
Câu 1:

Nước góp phần vận chuyển các chất dinh dưỡng. Chúng còn là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống trong cơ thể như quá trình quang hợp ở thực vật, quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở động vật, ...

Nếu sinh vật bị thiếu nước, các quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loại và có thể bị chết.

Câu 2:

Em có thể xây dựng mô hình thí nghiệm như sau:

- Mẫu thí nghiệm: Hai chậu cây nhỏ (có thể chọn các loại cây nhỏ như các loại rau mầm,...): Một chậu thí nghiệm và một chậu đối chứng.

- Thực hiện thí nghiệm: Một chậu chứa cây được tưới nước đầy đủ (mẫu đối chứng) và một chậu không tưới cây (mẫu thí nghiệm).

Sau khoảng 2-3 ngày quan sát hiện tượng xảy ra với hai cây và đưa ra nhận xét.

Câu 3:

Khi bị nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy, chúng ta cần:

- Sử dụng phương pháp phù hợp để ngăn cản hiện tượng nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy nhằm ngăn cản sự tiếp tục mất nước của cơ thể.

- Bổ sung lại nước, chất điện giải cho cơ thể bằng đường ăn uống hoặc truyền dịch.


III. Vai trò của chất dinh dưỡng đối với sinh vật

Trả lời câu hỏi trang 124 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Câu 1: Chất dinh dưỡng có vai trò gì đối với thực vật? Nêu một số biểu hiện ở thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.

Câu 2: Giải thích tại sao trong trồng trọt, người ta thường trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong một năm.

Lời giải

Câu 1:

- Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với thực vật, cung cấp nguyên liệu và năng lượng để sinh vật thực hiện các quá trình sống.

- Biểu hiện thiếu nitrogen ở cây nho là lá cây bị vàng, biểu hiện thiếu magnesium ở cây cà chua là lá cây bị vàng và xoăn.

Câu 2:

Người ta thường trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong một năm vì:

- Mỗi loài cây có một nhu cầu khác nhau về nguồn nước và các chất dinh dưỡng → Thay đổi các loài cây trồng khác nhau trên cùng một khu đất trồng nhằm tận dụng tối đa nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong đất  và nguồn phân bón đưa vào đất, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Mỗi loài cây trồng thích hợp với các điều kiện khí hậu khác nhau (mùa vụ) → Thay đổi các loài cây trồng khác nhau ở các mùa vụ khác nhau đảm bảo điều kiện ngoại cảnh tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

- Ngoài ra, trồng thay đổi các loài cây trồng khác nhau có thể tạo ra một môi trường bất lợi cho sự tích lũy sâu bệnh ở các mùa vụ: Đối với những loài sinh vật chỉ chuyên gây hại trên một loài cây (hoặc một số giống cây), khi gặp các loài cây trồng khác nhau liên tiếp xen kẽ, chúng sẽ không thể sinh sôi được.

Trả lời câu hỏi trang 125 SGK KHTN 7 

* Hoạt động

Quan sát Hình 29.6 và liên hệ với các kiến thức đã học, thảo luận nhóm để hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 29.1

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 29 | Soạn KHTN 7 Bài 29 ngắn nhất - Kết nối TT
Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 29 | Soạn KHTN 7 Bài 29 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

Chất dinh dưỡng

Vai trò chính đổi với cơ thể

Thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng

Một số biểu hiện của cơ thể khi bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng

Protein

- Cấu tạo tế bào cơ thể

- Giúp các quá trình trao đổi và chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi hơn

thịt gà, ...

thiếu protein: rụng tóc, gan nhiễm mỡ, ...

thừa protein: gây tăng cân, đi tiểu nhiều, mất nước, ...

Carbohydrate Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu khoai lang. bánh mì, ...

thiếu Carbohydrate: cơ thể thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, ....

thừa Carbohydrate : thừa cân, béo phì, ...

Lipid

- Dự trữ năng lượng

- Chống mất nhiệt

- Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được

sữa, bơ, socola, ...

thiếu lipid : suy nhược cơ thể, mất cân bằng dinh dưỡng, ...

thừa lipid: béo phì, máu nhiễm mỡ, . ...

Vitamin và chất khoáng

- Tham gia cấu tạo enzyme, xương, răng, ...

- Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

hoa quả, rau củ tươi, ...

thiếu Vitamin và chất khoáng : cơ thể mệt mỏi, khô mắt, da khô, thiếu máu, sụt cân, mệt mỏi, ...

thừa Vitamin và chất khoáng : chóng mặt, buồn nôn, ...

>>> Xem trọn bộ: Soạn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn KHTN 7 Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 30/07/2022 - Cập nhật : 30/07/2022