logo

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân - KNTT

Hướng dẫn Soạn HĐTN 10 Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK HĐTN 10 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân - Kết nối tri thức


Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của người có trách nhiệm

Câu 1

Thảo luận để xác định những biểu hiện của người có trách nhiệm.

Lời giải:

- Trách nhiệm trong công việc:

+  Biết coi trọng thời gian

+ Bảo đảm hoàn thành các công việc.

+  Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác

+  Không than thở và không viện cớ

+ Thừa nhận sai trái

- Trách nhiệm trong việc hỗ trợ người khác:

+ Hướng dẫn cách làm, cho lời khuyên,...

+ Kiên nhẫn giảng giải, giúp đỡ khi bạn không hiểu.

+ Không đổ lỗi

Câu 2

Chia sẻ về việc thể hiện tính trách nhiệm của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ người khác cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ.

Lời giải:

  • Chăm lo học tập tốt, hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
  • Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường.
  • Có mục đích học tập định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng.
  • Giúp đỡ nhiệt tình, giảng bài cho bạn khi học và làm bài tập nhóm cùng nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó

Câu 1

Thảo luận để xác định những việc làm thể hiện sự tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó.

Lời giải:

- Học sinh chia sẻ những việc làm thể hiện sự tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó.

Việc làm thể hiện sự tự chủ

- Biết làm chủ suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình.

- Có chính kiến trong tranh luận.

- Giữ bình tĩnh trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Việc làm thể hiện ý chí vượt khó

- Vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành nhiệm vụ.

- Luôn suy nghĩ tích cực.

Việc làm thể hiện sự tôn trọng

- Tôn trọng sự khác biệt giữa những người khác nhau.

Câu 2

Thảo luận để xác định những việc làm thể hiện sự tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó trong tình huống sau:

Từ ngày bố mẹ đi làm xa, hai anh em Vinh chuyển đến ở cùng ông bà. Do có tính tự chủ từ nhỏ, Vinh đã sắp xếp thời gian, phân công công việc hợp lí giữa việc học và giúp đỡ ông bà. Vinh cũng hứa với bố mẹ chăm sóc, bảo ban em trai học hành. Ngoài việc học, giúp đỡ ông bà việc nhà, Vinh còn tranh thủ làm thêm những công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Anh họ thấy Vinh vất vả, muốn giúp đỡ nhưng Vinh nói: "Khi nào thực sự khó khăn, em sẽ nhờ anh và các bác, các cô, các chú giúp". Tuy vất vả nhưng kết quả học tập của anh em Vinh đều rất tốt. Vinh luôn được thầy yêu, bạn mến và là niềm tự hào của ông bà, bố mẹ.

Lời giải:

- Vinh sắp xếp thời gian, phân công công việc hợp lý giữa việc học và giúp đỡ ông bà.

- Vinh hứa với bố mẹ chăm sóc em, bảo ban em học hành.

- Vinh giúp đỡ ông bà.

- Vinh tranh thủ làm thêm những công việc phù hợp với khả năng của bản thân.

- Khi thật sự khó khăn, Vinh mới nhờ đến sự giúp đỡ của các bác, các cô chú.

- Dù bận rộn những kết quả học tập của Vinh vẫn tốt.

Câu 3

Chia sẻ về việc thực hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó của bản thân.

Lời giải:

- Tự chủ chính là việc chúng ta tự giác làm những việc của bản thân mình mà. Rèn luyện được tính tự lập đồng nghĩa với việc chúng ta có thể rèn luyện những tính cách khác như: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu,…

- Là một người học sinh, trước hết mỗi chúng ta cần tự giác làm những việc cá nhân dù là nhỏ nhất của bản thân mà không để người khác phải nhắc nhở hay khiển trách. Sau đó là tự giác tìm tòi, nghiên cứu, học tập, lên kế hoạch cho tương lai của mình để có những bước tiến thật vững chắc tạo nền tảng cho cuộc sống tốt đẹp mai sau. Mỗi người chỉ được sống có một lần, đừng để thời gian của bạn trôi đi trong lãng phí, vô nghĩa, hãy tận dụng quỹ thời gian, chủ động trong cuộc sống để sống thật tốt đẹp, ý nghĩa để khi nhìn lại ta có thể hài lòng với những gì bản thân mình đã làm.


Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện của người có tư duy phản biện

Câu 1

Thảo luận để xác định biểu hiện của người có tư duy phản biện.

Lời giải:

  • Luôn tự đặt nhiều câu hỏi về sự vật, hiện tượng.
  • Luôn suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau.
  • Luôn chủ động tìm hiểu những lí lẽ và dẫn chứng khi đánh giá.
  • Tiếp nhận và phân tích những thông tin, quan điểm trái chiều trước khi đánh giá.

Câu 2

Các yêu cầu khi tư duy phản biện

Lời giải:

- Suy nghĩ độc lập.

- Lắng nghe các quan điểm khác nhau.

- Đặt ra các câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Khi nào? Ở đâu? Với ai? Cái gì?

- Cập nhật và sàng lọc, kiểm tra độ tin cậy của thông tin.

- Tư duy mở.

- Lắng nghe các quan điểm khác nhau.

- Phân tích vấn đề cách hệ thống, có chiều rộng và chiều sâu.

Câu 3

Chia sẻ về những biểu hiện của tư duy phản hiện mà em đã có. 

Lời giải:

- Học sinh chia sẻ về những biểu hiện của tư duy phản biện mà bản thân đã có:

+ Phân tích

+ Đánh giá

+ Diễn giải

+ Giải quyết vấn đề

+ Đặt câu hỏi


Hoạt động 4: Tìm hiểu về kế hoạch tài chính cá nhân

Câu 1

Thảo luận về các loại kế hoạch tài chính cá nhân.

Lời giải:

  • Kế hoạch tài chính ngắn hạn.
  • Kế hoạch tài chính trung hạn.
  • Kế hoạch tài chính dài hạn.

Câu 2

Cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của bạn Trang

Lời giải:

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân - KNTT

Câu 3

Học sinh chia sẻ cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân. 

Lời giải:

Soạn HĐTN 10 Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân - KNTT

Hoạt động 5: Thực hành thể hiện trách nhiệm, tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó

Câu 1

Đề xuất cách thể hiện trách nhiệm, tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó trong các tình huống sau:

  • Tình huống 1: Quân được chuyển đến học tại trường mới mà ở đó các bạn đều học giỏi môn Tin học. Một số bạn có thái độ coi thường Quân khi thực hiện nhiệm vụ chung.
  • Tình huống 2: Vân được phân công làm một video clip về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương nhưng bạn chưa thành thạo kĩ thuật dựng clip.
  • Tình huống 3: Phương là đội trưởng đội tuyển điền kinh của trường. Gần đến ngày thi đấu, Phương không may bị chấn thương khi luyện tập.
  • Tình huống 4: Ngọc và Tuấn là đôi bạn học cùng lớp. Ngọc học tốt tiếng Anh. Trong khi đó, Tuấn lại gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh.

Lời giải:

- Tình huống 1:

+ Nếu là Quân em sẽ không buồn hay tức giận trước thái độ coi thường của các bạn mà cố gắng học tập, và làm việc chung với các bạn để có thể học tốt hơn ở môn Tin.

+ Nếu là các bạn trong lớp em sẽ chủ động đến làm quen và giúp đỡ Quân học tập và giúp bạn từng bước hòa nhập được với môi trường học tập mới.

- Tình huống 2:

+ Nếu là Vân em sẽ chủ động học hỏi, nhờ các bạn khác chỉ dạy các kỹ thuật dựng clip.

+ Nếu là các bạn khác em sẽ chủ động đề xuất, hướng dẫn và dạy cho Vân kỹ thuật dựng clip và cùng bạn thực hành kỹ thuật dựng clip.

- Tình huống 3:

+ Nếu là Phương, em sẽ không nản chí mà cố gắng giữ gìn sức khỏe đồng thời cổ vũ động viên tinh thần cho các thành viên khác trong đội.

+ Động viên, an ủi bạn khi bạn không may gặp phải chấn thương khi luyện tập. Nhắc nhở bạn chú ý giữ gìn sức khỏe để sức khỏe ổn định chờ đến ngày thi đấu.

- Tình huống 4:

+ Nếu là Ngọc, em chủ động học cùng và giúp Tuấn trong việc ôn luyện và làm bài tập môn tiếng Anh, để giúp bạn cùng tiến bộ.

+ Nếu là Tuấn, em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thêm môn tiếng Anh và nhờ Ngọc giúp đỡ mình.

Câu 2

Xác định những việc bản thân cần làm để thể hiện trách nhiệm, sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Lời giải:

- HS xác định những việc bản thân cần làm để thể hiện trách nhiệm, tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ được giao:

+ Luôn hoàn thành kế hoạch đặt ra.

+ Giữ chính kiến trong mọi hoàn cảnh.

+ Vượt qua khó khăn, nản chí trong học tập.


Hoạt động 6: Rèn luyện tư duy phản biện

Câu 1

Em hãy sử dụng tư duy phản biện để nhận xét, đánh giá những nhận định sau:

  • Đại học là con đường ngắn nhất để thành công.
  • Những người học giỏi bao giờ cũng là những người bạn tuyệt vời.

Lời giải:

  • Đại học là con đường ngắn nhất để thành công:
    • Giáo dục đại học có nghĩa là “giáo dục thường được diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, đại học, trường cao đẳng, học viện và viện công nghệ. Giáo dục đại học nói chung bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học và sau đại học và gồm cả một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn luyện nghề và trường kinh doanh có trao văn bằng, học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp.
    • Hiện nay nhiều người quan niệm rằng vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của giới trẻ. Nhận định này chỉ đúng ở một phần nào đó, không đúng hoàn toàn.
    • Đại học là con đường, là mơ ước khát vọng đẹp đẽ mà bất cứ người trẻ nào cũng hướng đến. Đó là chân trời rộng mở, chân trời của tri thức, tự do và sự khám phá, trải nghiệm của bản thân. Vào đại học cũng là cách thức để chúng ta khẳng định bản thân và lập nghiệp. Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kĩ thuật, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Nền kinh tế tri thức làm chủ đạo, bởi vậy nếu con người không ngừng học tập sẽ trở nên thụt lùi, lạc hậu và không bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng có sự phân loại và chuyên môn hóa cao, nếu chúng ta chỉ có kiến thức của cấp bậc phổ thông không thôi sẽ là chưa đủ, mà cần phải có kiến thức chuyên sâu của bậc đại học để tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi để dễ dàng tiếp thu các tri thức mới, tiến bộ của nhân loại, lại cộng thêm với sự truyền đạt của những người thầy hàng đầu sẽ giúp các bạn trẻ tiếp cận tri thức một cách dễ dàng hơn. Và cuối cùng, cuộc đời con người là cả một quá trình học hỏi không ngừng, đúng như Lênin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Sau khi học phổ thông chúng ta tiếp tục học đại học sẽ tạo nên mạch liên tục cho việc tiếp thu tri thức.
    • Vào đại học cũng là con đường ngắn nhất để các bạn có nền tảng vững chắc, được theo đuổi một công việc mình mơ ước, đáp ứng nhu cầu sống của bản thân. Bởi vậy, mỗi chúng ta khi bước chân vào cánh cổng đại học cần phải chuyên cần, tập trung năng lực để tiếp thu tri thức. Không nên ham chơi, mải mê, lãng phí thời gian, tuổi trẻ.
    • Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thấy rõ rằng: Đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất đối với mỗi người. Tùy vào hoàn cảnh, năng lực của mỗi cá nhân mà chúng ta có những cách lập thân và lập nghiệp khác nhau. Nếu điều kiện gia đình bạn không cho phép học đại học, hãy trở thành một người thợ lành nghề, làm việc thật cần cù, chăm chỉ, khi ấy bạn sẽ trở thành người thành công. Trong cuộc sống của chúng ta có không ít người không vào đại học nhưng vẫn trở thành tấm gương thành công để mọi người noi gương học tập. Có thể kể đến như Michael Dell, nhà sáng lập của tập đoàn Dell. Ông bỏ học đại học năm 19 tuổi và với số vốn ít ỏi ông đã mở công ty, phát triển công ty nhỏ bé của mình thành một tập đoàn hùng mạnh như hiện nay. Hay Henry Ford, ông chưa tốt nghiệp trung học, nhưng ông đã sáng lập nên một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Ford.
    • Quả thực vào đại học là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để chúng ta đi đến cái đích của sự thành công. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng vào đại học không phải là con đường duy nhất. Chúng ta sẽ có rất nhiều con đường khác nhau, có thể xa hơn, vòng vèo, vất vả hơn nhưng nếu có ý chí và nghị lực, nhất định ai cũng sẽ vươn đến cái đích của sự thành công. Vào đại học chỉ là một bước đệm còn quan trọng nhất vẫn là ở bản thân, ở ý chí, nghị lực của mỗi con người.
  • Những người học giỏi bao giờ cũng là những người bạn tuyệt vời: Một trong những kiểu bạn bè mà chúng ta nên kết bạn đó là những người bạn học giỏi. Những người bạn học giỏi sẽ động viên và khích lệ chúng ta cố gắng hơn mỗi ngày. Bạn ấy sẽ là tấm gương để bạn học tập và cũng là người giúp đỡ chúng ta trong học tập. Làm bạn với người bạn ấy, chúng ta sẽ không bao giờ ngừng học tập chăm chỉ.

Câu 2

HS chia sẻ những nhận xét, đánh giá của em và lắng nghe ý kiến đánh giá của các bạn.

Lời giải:

- HS thực hành chia sẻ ý kiến của bản thân.

- Lắng nghe ý kiến của các bạn dựa trên những hiểu biết và tôn trọng những điều khác biệt từ bạn của mình.

- Từ những nhận xét, đánh giá em rút ra bài học cho bản thân.


Hoạt động 7: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân

Đề bài

Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân.

Lời giải:

HS xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân theo gợi ý:

  • Xác định một mục tiêu ngắn hạn hoặc trung hạn cho bản thân.
  • Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu trên.
  • Chia sẻ về kế hoạch tài chính của mình với bạn bè, người thân và lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người.
  • Điều chỉnh kế hoạch tài chính của bản thân sau khi xin ý kiến tư vấn của bạn bè và người thân.
  • Thực hiện theo kế hoạch tài chính đã xây dựng.

Hoạt động 8: Rèn luyện trách nhiệm, tự trọng, tự chủ, ý chí vượt khó trong việc thực hiện mục tiêu của bản thân

Câu 1

Thực hiện những việc làm cần thiết để rèn luyện trách nhiệm, tự trọng, tự chủ, ý chí vượt khó.

Lời giải:

HS tự thực hiện những việc làm cần thiết để rèn luyện trách nhiệm, tự trọng, tự chủ, ý chí vượt khó.

Câu 2

Chia sẻ kết quả và những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Lời giải:

HS chia sẻ kết quả và những khó khăn trong quá trình thực hiện.

>>> Xem trọn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn HĐTN 10 Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 17/08/2022 - Cập nhật : 05/09/2022