logo

Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc phòng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trang 5)

Hướng dẫn Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 1 ngắn gọn. Trả lời các câu hỏi SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh Diều bám sát chương trình học Sách mới.

Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc phòng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết GDQP 11 Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc phòng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sơ đồ tư duy Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc phòng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Mục lục nội dung

1. Bạn A cho rằng mục tiêu quan trọng nhất của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc lãnh thổ của Tổ quốc, bạn B lại cho rằng mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ Đảng. Em hãy nhận xét ý kiến của hai bạn và nêu ý kiến của mình.

Trả lời:

- Theo em, cả 2 ý kiến trên đều quan trọng như nhau. Vì từ xa xưa, bài học truyền thống quý báu của tổ tiên ta để lại trong lịch sử đó là dựng nước đi đôi với giữ nước. Đây là quy luật tồn tại, phát triển tất yếu của dân tộc. Đảng ta đã vận dụng, phát triển thành hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó, tiền đề quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước nhanh, bền vững là bảo vệ Tổ quốc.


2. Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn H: Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

- Bạn M: Ranh giới ngoài thềm lục địa là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Trả lời:

- Ý kiến của bạn H là đúng. Theo Điều 86 UNCLOS 1982, biển quốc tế là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế ,lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. 

- Ý kiến của bạn M là chưa đúng. Vì đường ranh giới phía ngoài thềm lục địa là bờ ngoài của rìa lục địa. Nó là cơ sở để xác định ranh giới của thềm lục địa nơi đó mở rộng ra bao nhiêu hải lý.


3. Mốc quốc giới ở hình 1.4 là một hình trụ tam giác đánh dấu biên giới chung trên đất liền của 3 quốc gia: Việt Nam, Lào và Campuchia. Em hãy tìm một mốc quốc giới khác trên biên giới đất liền của Việt Nam cũng đánh dấu biên giới chung trên đất liền của 3 quốc gia.

Trả lời:

- Cột mốc 0 A Pa Chải: Đánh dấu biên giới chung trên đất liền của 3 quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc và Lào


4. Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với những quốc gia nào? Đường biên giới trên đất liền của nước ta với nước nào là dài nhất?

Trả lời:

- Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với những quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia

- Đường biên giới trên đất liền của nước ta với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là dài nhất, với đường biên giới dài gần 2100km.


5. Nhà bạn A Sung ở khu vực biên giới. Hằng ngày, A Sung đi chăn trâu sau giờ học. Khu vực gần nhà hết cỏ, A Sung phải lùa trâu ra sát bìa rừng, nơi có mốc quốc giới. Bên kia mốc quốc giới có bãi cỏ xanh tốt, A Sung có ý định lùa trâu sang đó, khi trâu ăn no sẽ quay lại Việt Nam ngay. Em hãy tư vấn cho A Sung.

Trả lời:

- Em sẽ khuyên anh Sung không được tự ý đi sang bên nước họ. Vì làm như vậy sẽ bị vi phạm vào luật biên giới quốc gia và sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật giữa hai nước và có thể anh Sung sẽ bị tạm tịch thu đàn trâu của mình. 


6. Là học sinh, em đã làm gì để góp phần bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam?

Trả lời:

- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa

- Chủ động tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.


7. Sau khi vượt qua chặng đường đầy thử thách, Lan và Mơ đã đến mốc quốc giới số 428, mốc quốc giới nổi tiếng thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trong lúc ngồi nghỉ, Lan nói: “Mình sẽ dùng son môi ghi lên mốc quốc giới này tên hai người rồi chụp ảnh, chụp ảnh xong sẽ lau sạch để xoá dấu vết, sau đó chia sẻ các bức ảnh lên mạng xã hội".
Nếu em là Mơ, em sẽ xử trí như thế nào?

Trả lời:

- Nếu là Mơ, em sẽ khuyên Lan rằng không nên vẽ lên mốc giới. Vì làm như vậy là phạm vào Nghị định 169/2013 của Chính phủ, hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xóa chữ trên các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, “khu vực cửa khẩu”. Lan có thể bị bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng. Nặng hơn là bị xử lí hình sự phạt tù từ 6 tháng cho đến 3 năm.


Vận dụng

Em hãy sưu tầm hình ảnh về một trong hai chủ đề sau và thuyết minh trước lớp:

- Bảo vệ chủ quyền khu vực biên giới trên đất liền của Việt Nam.

-  Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai cùng các bạn Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc phòng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 19/07/2023