logo

Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 4: Một số vấn đề vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường (trang 25)

Hướng dẫn Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 4 ngắn gọn. Trả lời các câu hỏi SGK Giáo dục Quốc phòng 11 Cánh Diều bám sát chương trình học Sách mới.

Bài 4: Một số vấn đề vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

 Lý thuyết GDQP 11 Bài 4: Một số vấn đề vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Sơ đồ tư duy Giáo dục quốc phòng 11 Cánh Diều Bài 4: Một số vấn đề vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 4. Một số vấn đề vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Mục lục nội dung

1. Em hãy nêu một số ví dụ ở nơi em đang sống để chứng tỏ môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống đồng thời môi trường cũng chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra.

Trả lời:

- Môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống:

+ Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội khoảng 92.097 ha, với 2 nhóm đất chính là đất phù sa (đồng bằng) và đất phèn (vùng gò đồi thấp). Tài nguyên đất đai phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển như: cây lương thực; cây rau màu; cây ăn quả; cây lâu năm và cây hàng năm... 

+ Nhiều sông lớn chảy qua Hà Nội như: sông Hồng, sông Đại, sông Thích,... Có rất nhiều hồ trong thành phố, chẳng hạn như: Hồ Tây, Hồ Gươm, v.v. Hệ thống nước này cung cấp đủ nguồn nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế của cư dân, đồng thời có giá trị lớn trong việc điều hòa không khí.

- Môi trường chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra:

+ Theo thống kê, công tác thu gom rác thải ở Hà Nội chưa phát huy hết hiệu quả, còn khoảng 15% rác thải không được thu gom, xử lý mà bị vứt xuống kênh, rạch, bãi rác tại địa phương. 

+ Tổng lượng nước thải của Hà Nội khoảng 320.000 m3/ngày, trong đó 1/3 là nước thải công nghiệp. Trên thực tế, ở Hà Nội vẫn còn một số dòng sông đã trở thành sông chết do bị ô nhiễm quá nặng, chẳng hạn như sông Tô Lịch. 

+ Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã đứng đầu trong các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. 

+ Chất lượng môi trường đất ở Hà Nội bị ô nhiễm ngày càng cao. Nguyên nhân là do đất bị ảnh hưởng bởi chất thải từ hoạt động công nghiệp và đô thị hóa, xây dựng, sinh hoạt và các bãi chôn lấp rác thải; hóa chất độc hại tồn lưu; nước thải ngấm xuống đất…


2. Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Thành phần môi trường gồm: đất, nước, không khí.

- Bạn B: Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

- Bạn C: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo.

- Bạn D: An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển con người.

Trả lời:

- A đúng. Vì thành phần của môi trường bao gồm: đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.

- B và C đúng. Vì môi trường có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, những yếu này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, 

- D đúng vì: An ninh môi trường là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.


3. Em hãy nhận xét và góp ý cho các bạn trong tình huống sau:

Tình huống. Kết thúc buổi cắm trại trên bãi biển, xung quanh trại của nhóm Minh có nhiều vỏ chai nhựa đựng nước uống. Lan, một bạn trong nhóm, nêu ý kiến: “Vỏ chai nhựa vứt bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến môi trường, nhóm mình đi gom lại được không?". Minh tán đồng, nhưng Kiên thì xua tay: “Đây không phải là việc của chúng mình, tớ không tham gia”.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Bạn Lan và Minh đã có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, chủ động thu gom vỏ chai nhựa sau khi kết thúc buổi cắm trại.

+ Bạn Kiên chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường khi không đồng ý tham gia thu gom rác thải.

- Góp ý:

+ Bạn Lan và Minh nên giải thích rõ cho Kiên hiểu: hành động bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta, ngoài ra, bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân, được quy định trong hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Từ đó, gợi ý Kiên và các bạn khác cùng tham gia thu gom rác thải nhựa. 

+  Bạn Kiên nên nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường, cùng các bạn nhặt rác sau buổi dã ngoại.


4. Hôm nay là ngày 23 tháng 12 âm lịch. Sau lễ cúng ông Công ông Táo, mẹ giao cho hai chị em Lan và Hoa mang cá chép đi phóng sinh ở dòng sông gần nhà. Đến giữa cầu bắc qua sông, Hoa nói với Lan: “Mình đứng ở đây thả cá rồi vứt luôn túi ni lông xuống sông cho tiện, không mang đến nơi thu gom, phân loại rác nữa. Mỗi năm chỉ thả cá có một lần, nước sông sẽ cuốn trôi tất cả”.

Nếu là Lan, em sẽ xử trí như thế nào?

Trả lời:

- Nếu là Lan, em sẽ:

+ Giải thích cho em Hoa hiểu:

- Hành vi vứt túi ni - lông xuống sông là không đúng. Hành vi này sẽ góp phần làm ô nhiễm môi trường nước, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và đời sống của người dân. Sau đó, em và Hoa sẽ mang cá chép đi phóng sinh, rồi mang chiếc túi ni lông đến đúng nơi thu gom, phân loại rác.


5. Hùng nói với em trai: “Từ ngày mai nhà mình phải phân loại rác, trong đó có các chất thải rắn, trước khi bỏ vào thùng rác công cộng, em có làm được không?”. Em trai Hùng trả lời: “Em không biết phân loại, bác công nhân thu rác sẽ phân loại”.

Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Nếu là Hùng, em sẽ:

+ Hướng dẫn em trai cách phân loại rác thải sinh hoạt theo đúng quy định.

+ Giải thích để em trai hiểu: Hành vi không phân loại rác thải sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường vì phân loại rác thải sinh hoạt là trách nhiệm của mỗi hộ gia đình và các cá nhân.


6. Sự kiện Giờ Trái Đất sắp diễn ra, lớp trưởng thông báo với cả lớp và đề nghị tất cả các bạn tham gia. Mọi người đều rất hào hứng, riêng Tuấn lại thắc mắc: “Dùng điện thì sẽ trả tiền, sao phải tắt điện?”.

Nếu em là lớp trưởng, em sẽ làm gì để Tuấn tham gia cùng cả lớp?

Trả lời:

- Nếu là lớp trưởng, em sẽ:

+ Giải thích để Tuấn và các bạn trong lớp hiểu những vấn đề sau:

- Thứ nhất, điện là loại năng lượng được chuyển hóa từ nhiều loại tài nguyên. Ở Việt Nam hiện nay, điện chủ yếu được chuyển hóa từ các loại năng lượng không tái tạo và tái tạo nên sản lượng còn thấp. Do đó việc tiết kiệm điện, đồng nghĩa với việc chúng ta đang tiết kiệm các tài nguyên quý giá của quốc gia.

- Thứ hai, sử dụng điện năng một cách hợp lí sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được một phần chi phí hằng tháng.

- Thứ ba, tiết kiệm điện còn giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, góp phần kiềm chế sự nóng lên của Trái Đất, bảo vệ môi trường.

- Thứ tư, bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân, đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nhà nước Việt Nam.


Vận dụng

Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:

- Thích ứng với biến đổi khí hậu - Một số hoạt động của Việt Nam.

- Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường - Những việc cần làm ngay.

Trả lời:

Lựa chọn: Chủ đề 1. thích ứng với biến đổi khí hậu - Một số hoạt động của Việt Nam.

- Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường là vấn đề đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng, mối quan hệ và tác động qua lại rất lớn, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, được Đảng ta xác định.

- Trong những năm qua, nhằm thích ứng và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, Đảng và nhà nước Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai và vận động nhân dân thực hiện nhiều biện pháp tích cực:

+ Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ,…

+ Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.

+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế…

+ Chuyển đổi sang các mô hình sản xuất và sinh hoạt thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, sinh thái mới. 

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và thực hiện các giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.

+ Cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

+ Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học thích ứng với biến đổi khí hậu vào thực tế.

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai cùng các bạn Soạn GDQP 11 Cánh diều Bài 4. Một số vấn đề vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 19/07/2023