logo

Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 1 (Cánh diều, Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 1 (Cánh diều, Kết nối tri thức) ngắn gọn, hay nhất bám sát nội dung SGK GDQP 11 Bài 1 chương trình Sách mới.

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


I. Một số nội dung chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới

1. Mục tiêu

- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia - dân tộc.

- Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người.

- Xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Quan điểm

Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 1 ngắn gọn (Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII

- Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng trong bảo vệ Tổ quốc.

- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa.

- Kết hợp chặt chẽ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy sức mạnh dân tộc.

- Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh và đối ngoại.

- Quản triệt đường lối độc lập, tự chủ và đa phương hoá đối ngoại.

- Tôn trọng đối tác, đối tượng tôn trọng độc lập và chủ quyền của Việt Nam, đối đầu với thế lực chống phá mục tiêu của nước ta.


II. Một số nội dung công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam

1. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

- Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về biển: lãnh hải, vùng tiếp giáp, thềm lục địa, vùng biển dùng chung và bảo vệ môi trường biển.

- Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Công ước này, khẳng định chủ quyền đối với các vùng biển, quyền tài phán và chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

2. Luật Biển Việt Nam

- "Luật Biển Việt Nam" có 7 chương, 55 điều, quy định các vùng biển và đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, cũng như hoạt động kinh tế và bảo vệ biển, đảo.

- Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, được xác định theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế.

- Vùng biển quốc tế là các vùng biển không thuộc quyền của Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

- Đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đã được Chính phủ công bố.

- Nội thuỷ là vùng nước gần bờ, là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển, có biên giới quốc gia trên biển là ranh giới ngoại của lãnh hải, trong đó:

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

+ Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

+ Thềm lục địa bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, nằm ngoài lãnh hải Việt Nam và có ranh giới ngoài không quá 350 hải lý.

+ Đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi triều lên vẫn ở trên mặt nước.

+ Quần đảo bao gồm tập hợp các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác.


III. Một số nội dung về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Chủ quyền lãnh thổ

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm

2. Biên giới quốc gia

- Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đường và mặt thẳng đứng theo đường đỏ trên đất liền, biên giới trên biển được xác định bằng toạ độ trên hải đồ, và lãnh thổ bao gồm các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời.

- Mốc quốc giới được sử dụng để đánh dấu biên giới trên đất liền, trong khi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận quốc tế khác được sử dụng để xác định biên giới trên biển.

- Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới trên đất liền và biên giới trên biển xuống lòng đất, và biên giới trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới trên đất liền và biên giới trên biển lên vùng trời.

3. Khu vực biên giới

- Khu vực biên giới trên đất liền bao gồm xã, phường, thị trấn có phần địa giới hành chính trùng với biên giới quốc gia.

- Khu vực biên giới trên biển bao gồm địa giới hành chính giáp biển và đảo, quần đảo, tính từ biên giới quốc gia trên biển vào.

- Khu vực biên giới trên không gồm không gian dọc theo biên giới quốc gia, có chiều rộng 10 km từ biên giới quốc gia vào.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm

Các hành vi cần được bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam bao gồm:

- Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới, làm sai lệch, chệch 8.

- Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

- Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.

- Qua lại trái phép biên giới quốc gia, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia, vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu.

- Bay vào khu vực cấm bay, bắn, phỏng, thủ, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.


IV. Trách nhiệm quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia

1. Trách nhiệm của công dân

- Tuân thủ quy định pháp luật về biên giới quốc gia khi tham gia các hoạt động liên quan tới khu vực biên giới.

- Bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở khu vực biên giới, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

- Thông báo cho cơ quan chức năng khi có tình huống hư hại, mất mốc quốc giới hay công trình biên giới bị hư hại, tích cực tham gia phong trào tự quản đường biên và mốc quốc giới.

- Bảo vệ chủ quyền, quyền tài phản quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, tài nguyên và môi trường biển.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

2. Trách nhiệm của học sinh

- Tham gia học tập đầy đủ các nội dung về bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biên giới quốc gia do nhà trường tổ chức, thực hiện trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tổng hợp Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 1 ngắn gọn (Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo) theo chương trình Sách mới. Mời các bạn click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 01/08/2023