logo

Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 2 (Cánh diều, Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 2 (Cánh diều, Kết nối tri thức) ngắn gọn, hay nhất bám sát nội dung SGK GDQP 11 Bài 2 chương trình Sách mới.

Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

I. Một số nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự


1. Nghĩa vụ quân sự, đối tượng dùng ki nghĩa vụ quân sự và hồ sơ, thủ tục đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu

a. Nghĩa vụ quân sự và đối tượng đăng kí nghĩa vụ quân sự

- Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. 

- Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tin ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú.

- Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự gồm: công dân nam đủ 17 tuổi trở lên và công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.

b. Đối tượng không được đăng kí nghĩa vụ quân sự

- Công dân không được đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu:

+ Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành án phạt tù nhưng chưa được xoá án tích.

+ Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân.

c. Hồ sơ, thủ tục đăng kỉ nghĩa vụ quân sự lần đầu

- Hồ sơ: Phiếu tự khai sức khoẻ nghĩa vụ quân sự; bản chụp căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh.

- Thủ tục:

+ Tháng Tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu.

+ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chuyển Lệnh gọi đăng kí nghĩa vụ quân sự đến công dân cư trú trước thời hạn đăng kí nghĩa vụ quân sự 10 ngày.

+ Công dân đăng kí nghĩa vụ quân sự tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.

+ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hướng dẫn công dân ghi Phiếu tự khai sức khoẻ nghĩa vụ quân sự và chuyển Giấy chứng nhận đăng kí nghĩa vụ quân sự cho công dân.


2. Nhập ngũ

a. Độ tuổi, tiêu chuẩn và thời gian gọi công dân khám sức khoẻ, nhập ngũ

- Công dân từ 18 đến 25 tuổi được gọi nhập ngũ, đối với những người tạm hoãn nhập ngũ đã được đào tạo thì độ tuổi được kéo dài đến 27 tuổi.

- Công dân phải đáp ứng tiêu chuẩn li lịch, tôn trọng đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đủ sức khỏe và trình độ văn hóa phù hợp.

- Thời gian khám sức khỏe của công dân thuộc diện gọi nhập ngũ là từ 01/11 đến 31/12 hàng năm.

- Gọi công dân nhập ngũ vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm, có thể gọi thêm lần thứ hai khi cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh hoặc điều chỉnh thời gian đối với các địa phương có thảm hoạ hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

b. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

- Miễn gọi nhập ngũ đối với:

+ Công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ.

+ Lao động trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

+ Con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

+ Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

+ Thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước.

+ Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, đại học hệ chính quy hoặc cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khoá đào tạo của một trình độ đào tạo.

+ Là dân quân thường trực.

+ Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu không còn lí do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân thuộc diện được tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.


3. Tại ngũ

a. Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ

- Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

b. Công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình

Công dân được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Dân quân thường trực có phục vụ ít nhất 24 tháng.

- Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.

- Là cán bộ, công chức, viên chức, hoặc sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị.

- Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tỉnh nguyên phục vụ tại đoàn kinh tế-quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

c. Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ

- Thời hạn trong thời bình: 24 tháng, kéo dài thêm tối đa 6 tháng trong trường hợp đặc biệt.

- Trong chiến tranh hoặc khẩn cấp quốc phòng: theo lệnh.

đ. Chế độ, chính sách của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự 

- Chính sách công dân trong nghĩa vụ quân sự:

+ Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định chế độ khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự.

+ Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ cho hạ sĩ quan, binh sĩ và thân nhân của họ.


4. Phòng, chống vi phạm của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự

a. Các hành vi bị nghiêm cấm

- Trốn tránh, chống đối, cản trở, gian dối, lợi dụng chức vụ làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.

- Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật, xâm phạm thân thể, sức khoẻ.

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

b. Xử phạt vi phạm hành chính

- Xử phạt bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với các hành vi sau:

+ Không đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu.

+ Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khoẻ mà không có lí do chính đáng, cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra.

+ Không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự.

+ Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khoẻ của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự, đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giả đến dưới 2 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

+ Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lí do chính đáng, gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khoẻ nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định; không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.


II. Một số nội dung cơ bản nghị định của Chính phủ về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân

Nghị định số 70/2019/NĐ-CP ngày 23-8-2019 của Chính phủ quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, trong đó có một số nội dung cơ bản sau:


1. Đối tượng

- Công dân nam và nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ, đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, có trình độ phù hợp và tự nguyện có thể tham gia Công an nhân dân.

- Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi và ngành nghề tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ trong Công an nhân dân.

Một số nội dung cơ bản nghị định của Chính phủ về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân

2. Tiêu chuẩn

- Có lí lịch rõ ràng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc

- Có phẩm chất, đạo đức tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm, bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân

- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên hoặc bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (đối với công dân các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn)

- Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe.


3. Hồ sơ, thủ tục

- Hồ sơ: Tờ khai và Giấy chứng nhận đăng kí nghĩa vụ quân sự.

- Thủ tục: Công an cấp xã thông báo, tuyên truyền, niêm yết công khai về đăng kí dự tuyển, và tổ chức sơ tuyến. Công an cấp huyện tuyển chọn và gọi công dân tham gia Công an nhân dân.


III. Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia Công an nhân dân


1. Trách nhiệm của công dân

- Chấp hành quy định về đăng kí và thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

- Có mặt đúng thời gian và địa điểm quy định trong giấy gọi khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

- Chấp hành nghiêm túc các quy định, điều lệnh của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

- Tham gia tuyên truyền và vận động chấp hành quy định về đăng kí và thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

- Ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự, kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhập ngũ.


2. Trách nhiệm của học sinh

- Thực hiện trách nhiệm của công dân đối với các nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh trong thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia Công an nhân dân.

- Tham gia học tập nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường phổ thông; chủ động tìm hiểu để nắm vững và chấp hành các quy định về đăng kỉ nghĩa vụ quân sự lần đầu, kiểm tra, khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

>>> Xem toàn bộ:  Lý thuyết Giáo dục Quốc phòng 11

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tổng hợp Lý thuyết Quốc phòng 11 Bài 2 ngắn gọn (Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo) theo chương trình Sách mới. Mời các bạn click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 01/08/2023