logo

Soạn bài: Ý nghĩa của văn chương (chi tiết)

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Ý nghĩa của văn chương dưới đây nhé


Tìm hiểu chung tác phẩm Ý nghĩa của văn chương

Tóm tắt:

      Văn chương mang trong mình muôn hình vạn trạng của cuộc sống. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là tình. Nhờ đó mà văn chương khơi gợi những cảm xúc tâm hồn của con người để họ biết yêu thương, biết vị tha. Thử hỏi nếu thiếu thi sĩ, văn nhân trong lịch sử loài người thì cuộc sống con người sẽ ra sao? Hẳn là “nghèo nàn” lắm.

Bố cục:

- Từ đầu đến"lòng vị tha": mở đầu nêu vấn đề nghị luận: nguồn gốc coots yếu của văn chương

- Đoạn còn lại: Công dụng của văn chương


Soạn bài Ý nghĩa của văn chương Đọc - Hiểu


Câu 1 (trang 62 sgk Văn 7 Tập 2):

Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là: “ Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài,…

Vì mang tính cốt yếu nên có thể có nhưng quan niệm khác nhau về nguồn gốc của văn chương, nhưng quan niệm ấy bổ sung cho nhau tạo nên cái nhìn toàn diện và sâu sắc về văn chương.

Ví dụ:

Nguồn gốc văn chương  xuất phát từ sự rung động của người nghệ sĩ trước cuộc sống.

Nguồn gốc của văn chương là từ nhu cầu cảm xúc của con người.


Câu 2 (trang 62 sgk Văn 7 Tập 2):

 "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.": có thể hiểu trong cuộc sống có muôn ngàn sự việc, muôn ngàn hình ảnh, văn chương đã phản ảnh cuộc sống ấy một cách khá đầy đủ, phong phú trên nhiều phương diện.

Ví dụ:

+ Đọc Lão Hạc, Vợ nhặt, ta thấy được những lát cắt của đời sống người nông dân trước đây, đồng thời thấy được những phẩm chất đẹp đẽ trong họ.

+ Đọc Thạch Sanh, Tấm Cám, ta thấy được những ghen ghét vụn vặt trong cuộc sống đời thương, thấy được sự ích kỷ, đọc ác của con người và niềm tin vào công lý, chính nghĩa.

“Văn chương sáng tạo ra sự sống”: có thể hiểu là văn chương đưa đến cho con người những hình ảnh, hiểu biết mới, luyện cho con người những tình cảm mới để họ vươn tới xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.

Ví dụ:

+ Đọc Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, thế hệ sau được sống lại những năm tháng hào hùng trong các cuộc chiến vẻ vang của ông cha, để biết yêu đất nước, nguồn côi, biết cố gắng, giữ gìn, bảo vệ nước nhà, biết trân trọng hoà bình hôm nay.

+ Đọc bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, học sinh biết cảm thông cho số phận của những người phụ nữa phong kiến xưa kia, để từ đó trân troọng sự hy sinh của những người bà, người mẹ, biết yêu thương những người phụ nữa trong xã hội hôm nay=> sự bình đẳng nam nữa trong xã hội.


Câu 3 (trang 62 sgk Văn 7 Tập 2):

Theo Hoài Thanh qua niệm thì văn chương có công dụng:

+ Khơi gợi tình cảm và lòng vị tha: biết vui, buồn, khóc, cười.. cùng nhân vật, biết xót xa trước số phận bất hạnh, biết căm phẫn trước cía xấu, cái ác.

+ “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có”: con người biết cái hay, cái đẹp của cuộc sống, nhờ đó trở nên sâu sắc, rộng mở hơn.


Câu 4 (trang 62 sgk Văn 7 Tập 2):

Văn bản "Ý nghĩa của văn chương" thuộc thể loại nghị luận văn chương bởi vì vấn đề mà nó nghị luận thuộc phạm trù văn chương.

Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lĩ lẽ, vừa có cảm xúc, vừa có hình ảnh. Điều đó được chúng minh qua nhiều đoạn văn. Cụ thể:

+ “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”

+ “Có kẻ nói khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non……………..lời ấy tưởng không có gì là quá đáng”.


Soạn bài Ý nghĩa của văn chương Luyện tập

Chứng minh qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh như Ngắm trăng, Cảnh khuye, Rằm tháng giêng: người đọc biết yêu thiên nhiên hơn, trân quý từng phút giây của tự do, luôn có niềm tin, niềm lạc quan trong cuộc sống.

Chứng minh qua tác phẩm Cổng trường mở ra, người đọc hiểu được vai trò của nhà trường, trách nhiệm của bản thân trong học tập, cốc gẵng nỗ lực để đền đáp công lao của mỗi người thầy, người cô.

***Nội dung bài học:

Văn chương xuất phát từ tình thương. Đời sống tinh thần của nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu thiếu văn chương.

***Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh

+ Lý lẽ chặt chẽ

+ Sử dụng chủ yếu phép lập luận đánh giá

***Bài học rút ra:

+ Hiểu được vai trò, ý nghĩa văn chương-> trân trọng các tác phẩm văn học của người sáng tạo

+ Biết rèn luyện kĩ năng làm văn, sáng tạo ra những tác phẩm hay

+ Nắm được cách triển khai, ngôn ngữ viết cơ bản của một bài nghị luận văn chương


Các bài viết liên quan bài Ý nghĩa của văn chương:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác