logo

Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học


I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động


Câu 1.

+ Giống nhau: cả hai câu đề cùng thông tin, miêu tả một sự việc cụ thể.

+ Khác nhau: Về hình thức, câu (a) có sử dụng từ “được”, câu (b) không sử dụng từ “được”


Câu 2.

Các cách chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động là:

C1: Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, thêm "bị" "được".

C2: Chuyển từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ từ chỉ chủ thể của hoạt động hoặc biến từ chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không cần thiết.


Câu 3.

Các câu trên không phải là những câu bị động dù có từ “bị” và từ “được” trong câu. Vì câu bị động luôn luôn chỉ được nói đến trong sự đối lập với câu chủ động tương ứng.


II. Luyện tập


Câu 1 (trang 65 sgk Văn 7 Tập 2):

Câu

Chuyển thành câu bị động

a

+ Ngôi chùa được một nhà sư vô danh xây xây từ thế kỉ.

 

+ Ngôi chùa ấy đã xây từ thế kỉ XIII bởi một nhà sư vô danh.

 

b

+Cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.

+ Cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

 

c

+ Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào

+  Con ngựa bạch buộc bên gốc đào bởi chàng kị sĩ.

 

d

+ Lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân

+ Lá cờ đại dựng ở giữa sân.

 


Câu 2 (trang 65 sgk Văn 7 Tập 2):

Câu

Chuyển thành câu bị động

a

+ Em được thầy giáo phê bình.

+ Em bị thầy giáo phê bình.

 

b

+ Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.

+ Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi

c

+ Sự khác biệt giữ thành thị và nông thôn được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

+ Sự khác biệt giữ thành thị và nông thôn bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

 

+ Câu bị động dùng từ được mang sắc thái ý nghĩa tích cực

+ Câu bị động dùng từ bị mang sắc thái ý nghĩa tiêu cực


Câu 3 (trang 65 sgk Văn 7 Tập 2):

Văn học mang đến cho tâm hồn em nhiều cảm xúc mới mẻ . Những câu chuyện cổ tích bồi đắp cho em tình yêu lượng thiện, ghét cái ác độc, giả dối. Những trang thơ của Hồ Chí Minh mang nuôi dưỡng trong em tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên cây lá và lòng lạc quan, ý chí vượt gian khó. Những trang văn của Nguyên Hồng, Hoài Thanh giúp em yêu thêm cuộc đời, trân trọng hơn những tình cảm gia đình và sự yêu thương mà mình đang có. Tâm hồn em được văn học bồi đắp ngày một dạt dào hơn, thiết tha hơn. Yêu biết bao văn học quê hướng mình, xứ sở của những bông hoa nghệ thuật đẹp đẽ và đông đầy ý nghĩa.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác