logo

Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư

Hướng dẫn Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học


Tìm hiểu chung tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư

BỐ CỤC: Bài thơ được chia thành hai phần chính:

- Câu thơ đầu tiên: Khắc họa hình ảnh núi Hương Lô

- 3 câu thơ còn lại: Tái hiện hình ảnh thác nước núi Lư


Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư Đọc - Hiểu


Câu 1. Vị trí ngắm của nhà thơ

Tác giả sử dụng từ “vọng” ở nhan đề và từ “dao” ở câu thơ thứ hai đều có nghĩa là xa. Từ cách dùng từ này có thể hình dung được điểm nhìn của tác giả đặt xa hơn so với cảnh. Nhà thơ đứng từ xa, phóng mắt ra thiên nhiên để chiếm ngưỡng toàn bộ, trọn vẹn vẻ đẹp kì vĩ, mỹ lệ của khung cảnh thác núi Lư. Điểm nhìn này không thể phóng chiếu trọn vẹn vào từng cảnh cụ thể nhưng lại rất thích hợp để bắt trọn, bao quát vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc biệt là của những kì quan như thác núi Lư. Lựa chọn vị trí như vậy cho thấy Lí Bạch là nhà thơ có cái nhìn vô cùng tinh tế và tài hoa.


Câu 2. Cảnh trong câu thơ đầu tiên

Tuy đặt nhan đề là “Xa ngắm thác núi Lư” tức là cảnh chủ đạo chính là khung cảnh thác núi Lư nhưng ngay câu thơ đầu tiên nhà thơ lại không tập trung vào cảnh này mà lại khắc họa làn khói tía trên đỉnh núi Hương Lô. Làn khói này được sinh ra từ sự kết hợp vô cùng thi vị và hữu tình của mặt trời và đỉnh núi. Hương Lô ý chỉ ngọn núi quanh năm mây mù bao phủ, thực thực ảo ảo. Nhưng khi có ánh mặt trời chiếu vào đỉnh núi thì ngay lập tức sinh ra làn khói tía khiến cho cảnh càng thêm đặc biệt. Trong phông nền ảo ảnh đó, hình ảnh thác nước càng thêm cuốn hút.

Ngoài gợi mở không gian đậm chất nghệ thuật thì câu thơ đầu tiên cũng thể hiện được cho người đọc tầm vóc rộng lớn của núi và thác. Mặt trời rọi vào đỉnh tạo nên những làn khói trắng nghi ngút, vậy thì cả ngọn núi có khác gì một bình hương lớn khiến người xem phải trầm trồ. Hương Lô lại còn là một phần của Lư Sơn, dãy núi chứa dòng thác đang ào ào cuộn chảy. Như vậy tuy không trực tiếp tả nhưng nhà thơ có thể gợi tả trước mắt người đọc tầm cao ngút ngàn và hùng vĩ của thác nước.


Câu 3. Cảnh trong ba câu tiếp

* Câu thơ thứ hai

Khác với câu 1, câu thơ thứ hai không thiên về gợi này mà tập trung vào việc tả. Dòng thác được nhà thơ hình dung rằng: với điểm nhìn từ xa, có thể trông thấy được ngọn thác giống như đang “quải” (treo) lơ lửng ở dòng sông. Cái tư thế có phần chênh vênh và đầy táo bạo này cho thấy mắt nhìn và trí tưởng tượng đặc biệt của nhà thơ. Tuy nhiên bản dịch đã biến tư thế chủ động “quải” của thác thành tư thế tĩnh “nhìn”. Điều này làm mất đi tư thế hùng dũng và kiêu hùng của dòng thác cũng như thiên nhiên kì vĩ của Lư Sơn.

* Câu thơ thứ ba

Câu thơ thứ ba tập trung vào việc miêu tả tốc độ và lưu lượng chảy nhanh, mạnh và dốc thẳng đứng của dòng thác. Với độ cao ngút ngàn lên đến ba nghìn thước đó, khung cảnh thác đổ được thể hiện rất mạnh mẽ qua các từ như “phi” (bay), “trực” (thẳng). Như vậy ở đây, cảnh thác núi Lư chẳng những kì vĩ, tráng lệ và đầy mộng ảo mà còn chứa đựng những sức mạnh vô biên của thiên nhiên mà con người chỉ biết thán phục, ngưỡng mộ.

* Câu thơ cuối

Đây có thể được coi là điểm sáng đắt giá trong toàn bài thơ. Nét vẽ hùng vĩ, mạnh bạo nay đã được đẩy đến cực điểm thông qua lối viết phóng đại và óc tưởng tượng thú vị của nhà thơ. Hình ảnh thơ vô cùng độc lạ, vừa hư lại vừa thực khiến cho chất thơ của bức tranh càng thể hiện rõ rệt hơn. Nhà thơ so sánh thác Lư Sơn giống như dải Ngân Hà lung linh. Ví một hình ảnh thật của thiên nhiên với hình ảnh chỉ thuộc về vũ trụ, chứa đựng những vì sao tinh tú nhất cũng là cách ví lấy tưởng tượng để so cụ thể. Điều này khiến cho cái cụ thể lại trở nên trừu tượng và lung linh, huyền ảo hơn bao giờ hết. Nhà thơ đưa người đọc đi từ nét diễm lệ của những làn khói tía đến cái rộng lớn, mạnh của dòng thác và dừng lại ở ranh giới chông chênh giữa thực ảo, tiên giới hay trần tục.

Từ “tuột” được tác giả sử dụng vô cùng đắc điệu để vẽ ra trước mắt người đọc sức mạnh lạ thường mà nên thơ của dòng thác.


Câu 4. Tâm hình, tính cách của nhà thơ

Qua những nét vẽ vô cùng sinh động và nên thơ của nhà thơ, có thể thấy được những đặc điểm tâm hồn được Lý Bạch thể hiện rất rõ trong tác phẩm của mình như

- Tình yêu say đắm với vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ

- Ánh mắt tinh tế và trái tim dễ rung cảm để bắt nhận những nét đẹp hiếm có trên thế gian

- Tâm hồn phóng khoáng, tự tại với trí tưởng tượng vô cùng bay bổng


Câu 5. So sánh cách hiểu bản dịch và chú thích (2)

Khó có thể đánh giá cách hiểu nào hơn cách hiểu nào bởi mỗi cách hiểu đều có điểm hay riêng và cùng thể hiện rất chân thực những xúc cảm của người viết. Tuy nhiên, cách hiểu mà chú thích (2) sử dụng có phần rõ nghĩa hơn.

Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư (chi tiết) | Soạn văn 7 


Các bài viết liên quan bài Xa ngắm thác núi Lư:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác