logo

Soạn bài: Từ đồng nghĩa (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Từ đồng nghĩa chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


I. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA


Câu 1. Tìm từ đồng nghĩa

- Từ đồng nghĩa của từ rọi là tỏa, chiếu, soi,…

- Từ đồng nghĩa với trông là ngó, xem, nhìn, coi,…


Câu 2. Tìm từ đồng nghĩa

- Trông nom, chăm sóc,…

- Trông ngóng, nhớ mong, mong nhớ, chờ mong,…


II. CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA


Câu 1. So sánh nghĩa “quả, trái”

Hai từ quả, trái đồng nghĩa với nhau và có khả năng thay thế cho nhau trong hầu hết văn cảnh


Câu 2. So sánh nghĩa “bỏ mạng, hi sinh”

- Giống: đều chỉ cái chết

- Khác: hai từ này có sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau

+ Hi sinh: đây là từ Hán Việt dùng để chỉ cái chết với sắc thái tiếc thương, kính trọng, thường dùng cho những người có địa vị, có công lao

+ Bỏ mạng: đây là từ thuần Việt với hàm ý ít tôn trọng hơn, thường dùng cho những cái chết tầm thường, vô ích.


III. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA


1. Hoán đổi từ

Khi hoán đổi lại các từ vào những tình huống theo yêu cầu của đề, có thể nhận thấy rằng:

Hai từ “trái” và “quả” có thể hoán đổi cho nhau mà nội dung và sắc thái biểu cảm nghĩa của câu vẫn được giữ nguyên.

Hai từ “hi sinh” và “bỏ mạng” không thể thay thế được cho nhau bởi vì khi hoán đổi thì nội dung câu vẫn thế nhưng sắc thái biểu cảm có sự thay đổi.

Từ đó có thể rút ra được bài học là trong một số trường hợp thì từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau nhưng trong nhiều trường hợp khác, từ đồng nghĩa không thể hoán đổi được do có sự khác biệt về sắc thái biểu cảm.


2. Giải thích nghĩa

Lấy nhan đề là “Sau phút chia li” thay vì “Sau phút chia tay” là bởi sự khác biệt trong sắc thái của hai từ “chia li” và “chia tay”. “Chia li” là từ Hán Việt với ý nghĩa phân chia, li biệt mang cảm xúc vừa trang trọng lại vừa bi thương. Qua đó phần nào khắc họa được nét buồn đau và sầu khổ của người chinh phụ phải tiễn chồng đi xa. “Chia tay” cũng thể hiện sự chia cách nhưng không khắc họa được rõ nét nỗi đau ấy.


IV. LUYỆN TẬP


Câu 1. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa

- Gan dạ: Can đảm

- Nhà thơ: Thi sĩ

- Mổ xẻ: Phẫu thuật

- Của cải: Tài sản

- Ngước ngoài: Ngoại quốc

- Chó biển: Hải cẩu

- Đòi hỏi: Yêu cầu

- Năm học: Niên khóa

- Loài người: Nhân loại

- Thay mặt: Đại diện


Câu 2. Từ đồng nghĩa có gốc Ấn – Âu

- Máy thu thanh → ra-di-o

- Sinh tố → vi-ta-min

- Xe hơi → ô-tô

- Dương cầm → pi-a-nô


Câu 3. Tìm từ đồng nghĩa

- Đậu phộng = lạc

- Tía, thầy = cha, bố

- Má, u, bầm = mẹ

- mè = vừng

- Cá lóc, cá chuối = cá quả


Câu 4. Từ đồng nghĩa thay thế

- Đưa → trao, gửi

- Đưa → tiễn, tiễn biệt

- Kêu → phàn nàn

- Nói → phê bình, dị nghị, cười

- Đi → mất, qua đời


Câu 5. Phân biệt nghĩa

Nhóm từ

Giống nhau

Khác nhau

ăn, xơi, chén

Diễn tả hoạt động cung cấp dinh dưỡng bằng cách đưa thức ăn cho cơ thể

- ăn: nghĩa bình thường
- xơi: mang hàm ý lời mời với nghĩa lịch sự hơn

- chén: dùng trong giao tiếp hàng ngày mang sắc thái thân mật, khá suồng sã 

cho, tặng, biếu

Hành động đưa vật gì đó cho chủ thể khác

- cho: hành động bình thường mang ý nghĩa chuyển vật từ chủ thể này sang chủ thể khác
- tặng: hàm ý thể hiện tình cảm quý mến
- biếu: hàm ý bộc lộ tình cảm trân trọng, kính yêu

yếu đuối, yếu ớt

Tính từ nhấn mạnh sức lực kém

- yếu đuối: yếu về sức khỏe lẫn ý chí tinh thần

- yếu ớt: yếu về mặt sức khỏe, thể chất

xinh, đẹp

Tính tính khắc họa điểm mạnh về hình thức hoặc phẩm cách của con người

- xinh: miêu tả hình thức dễ thu hút, ưa nhìn
- đẹp: cũng là dễ thu hút nhưng là cả về vẻ bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong

thu, nhấp, nốc

Hành động uống nhằm dẫn nước vào bên trong cơ thể

- tu: uống với tốc độ nhanh chóng, ít có quãng ngừng ở giữa
- nhấp: uống với tốc độ chậm rãi và lượng nước ít
- nốc: uống nhiều và nhanh, thô tục


Câu 6. Điền từ

a. (1) – thành quả; (2) – thành tích

b. (1) – ngoan cố; (2) – ngoan cường

c. (1) – nghĩa vụ; (2) – nhiệm vụ

d. (1) – giữ gìn; (2) – bảo vệ


Câu 7. Điền từ

a. (1) – đối xử / đối đãi

    (2) – đối xử

b. (1) – trọng đại / to lớn

    (2) – to lớn


Câu 8. Đặt câu

- Mọi thứ diễn ra vẫn bình thường

- Suy nghĩ đó thật tầm thường và thiển cận

- Cậu ấy chăm chỉ học tập nên kết quả kì thi rất tốt

- Hành động không có suy nghĩ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường


Câu 9. Chữa từ dùng sai

- Hưởng lạc → hưởng thụ

- Bao che → đùm bọc

- Giảng dạy → giáo dục

- Trình bày → trưng bày

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác