logo

Soạn bài: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.

Soạn bài: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm (chi tiết) | Soạn văn 7


I. NHỮNG CÁCH LẬP DÀN Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM


Câu 1. Liên hệ hiện tại với tương lai

- Liên tưởng đến tương lai có sẵn những xi-măng sắt thép với nền công nghiệp hiện đại hơn có tác dụng giúp tác giả càng nhấn mạnh được sự trường tồn vĩnh cữu và sức sống bất diệt của cây tre. Sắt, thép, xi-măng là đại diện cho tương lai mới, hiện đại hơn. Lúc đó con người không còn phải dựa vào những sản vật đến từ thiên nhiên như tre nữa. Những tưởng điều này sẽ làm lu mờ đi vai trò và vị trí của cây tre trong cuộc sống của người Việt. Nhưng với tác giả, xây dựng hình ảnh giả tưởng trong tương lai chỉ với mục đích nhấn mạnh vị trí của tre.

- Biện pháp biểu cảm mà tác giả sử dụng: so sánh, phân tích, miêu tả, liên tưởng.


Câu 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại

- Tác giả dành cho con gà đất một niềm say mê rất lớn khó cái gì có thể thay thế được. Tuy là điều đã xảy ra từ lâu nhưng mỗi khi nghĩ lại tác giả đều cảm thấy “điều vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn”, “còn gì vui hơn”. Tác giả dồn toàn bộ tình yêu và sự say mê vào món đồ chơi tuổi thơ ấy “thử rất lâu để chọn,…”. Khi mất đi món đồ chơi ấy, tác giả cảm thấy vô cùng tiếc nuối và buồn bã như có nỗi niềm gì sâu thẳm. Con gà đất không chỉ là món đồ chơi bình thường thuở thơ ấu mà trở thành biểu tượng cho cả quãng thời gian niên thiếu nhiều cảm xúc khiến con người một đời cũng không thể quên được.

- Việc hồi tưởng quá khứ có tác dụng giúp cho mạch cảm xúc có sự gắn kết giữa thực tại và những điều đã xảy ra, điều này càng làm cho cảm xúc được tái sinh, bộc lộ một cách sinh động và chân thực hơn.


Câu 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

a. Trí tưởng tượng đồng thời cũng gợi lại được rất nhiều cảm xúc và kỉ niệm cũ với cô giáo, điều này giúp cho người viết nhấn mạnh được những tình cảm nồng đượm, sâu sắc với cô giáo của mình.

b. Việc liên tưởng từ cực Bắc đến cực Nam của Tổ quốc giúp tác giả khắc họa được vẻ đẹp trên mọi miền non nước. Nhờ vậy mà có thể khẳng định được tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc cũng như những trải nghiệm, những hiểu biết của mình.


Câu 4. Quan sát, suy ngẫm

Sự quan sát của tác giả giúp ông có thể miêu tả một cách chân xác và tỉ mỉ nhất về người mẹ của mình. Nhờ vậy mà người viết đồng thời có thể bộc lộ một cách tinh tế tình cảm của mình về mẹ.


II. LUYỆN TẬP

Lập dàn ý cho các đề sau

a. Cảm xúc về vườn nhà

* Mở bài

- Giới thiệu chung về nhà em và dẫn đến khu vườn

- Ấn tượng hoặc những kỉ niệm của em về khu vườn ấy

- Em có yêu và gắn bó với khu vườn ấy không

* Thân bài

- Miêu tả về khu vườn đó

+ Khu vườn đó nằm ở phía nào của căn nhà, diện tích rộng hay hẹp, không gian xung quanh được bài trí như thế nào

+ Trong vườn trồng những loại cây gì, có loại cây nào mà em đặc biệt yêu thích hay không

+ Màu sắc chủ đạo bên cạnh sắc xanh của lá còn có gì?

- Miêu tả sự chăm sóc khu vườn

+ Ai thường là người chăm sóc (tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu,…)

+ Em có thường xuyên thăm vườn không

- Lý do tại sao em yêu quí khu vườn

+ Khu vườn có gắn với kỉ niệm nào về người thân của em không? (liên tưởng về quá khứ)

+ Tác dụng chung của khu vườn: tạo không khí trong lành, nơi hoa đua nở, cung cấp rau sạch,…

- Liên tưởng tới tương lai

+ Sau này nếu như em phải xa nhà đi học, đi làm thì khu vườn có chiếm vị trí quan trọng như vậy với em nữa không

+ Giả sử nếu sau này nhà em không còn trồng vườn nữa thì cảm xúc của em như thế nào?

* Kết bài

- Khẳng định vẻ đẹp của khu vườn

- Khẳng định lại sự gắn bó của em với khu vườn

b. Cảm xúc về vật nuôi

* Mở bài

- Giới thiệu con vật nuôi đó là con gì

- Lý do tại sao nhà em lại nuôi và yêu quí nó

* Thân bài

- Miêu tả ngoại hình của con vật: hình dáng, màu sắc, các bộ phận trên cơ thể

- Đặc tính loài, nguồn gốc

- Em và những người thân đã chăm sóc con vật đó như thế nào

- Liên hệ với tương lai nếu như em không còn được ở bên con vật đó.

* Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của bản thân với con vật nuôi

c. Cảm xúc về người thân

* Mở bài

- Giới thiệu về người thân mà em muốn bày tỏ cảm xúc

- Nêu sơ qua về mối quan hệ và tình cảm gắn bó của em với họ

* Thân bài

- Tái hiện về ngoại hình và tính cách của người thân đó

- Kỉ niệm của em và người đó trong quá khứ

- Liên hệ tương lai nếu có người đó sẽ như thế nào và nếu như mất đi người đó thì sẽ như thế nào

* Kết bài

- Khẳng định lại lần nữa tình cảm và sự gắn bó giữa hai người với nhau

d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu

* Mở bài

- Giới thiệu về tên và địa điểm mái trường em hiện tại đang theo học hoặc đã từng theo học

- Tại sao em lại lựa chọn bày tỏ cảm xúc về mái trường này chứ không phải những mái trước khác

* Thân bài

- Giới thiệu về mái trường

+ Tại sao lại mang tên là trường “THCS …” hoặc “Tiểu học …” hoặc “Mầm non …”

+ Lịch sử hình thành của trường

+ Vẻ bề ngoài, kết cấu, bố trí khuôn viên trường ra sao? Lối thiết kế kiến trúc được sử dụng

+ Đâu là khu vực mà em thích nhất trong trường

- Khắc họa lại những kỉ niệm mà em có cùng thầy cô, bạn bè trong mái trường này.

- So với quá khứ, trường em có đổi mới gì không (đội ngũ giáo viên, chất lượng cơ sở vật chất,…). Sự thay đổi này có tác động gì đến em không và em cảnm thấy như thế nào?

- Thử tưởng tượng tương lai sau này khi đã trưởng thành và quay trở lại mái trường mến yêu thuở nào, em sẽ có những cảm xúc gì?

* Kết bài

Tổng kết lại những cảm xúc dành cho mái trường mến yêu.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác