logo

Soạn bài: Từ trái nghĩa (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Từ trái nghĩa chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


I. THẾ NÀO LÀ TỪ TRÁI NGHĨA


Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong các bản dịch

- “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”: ngẩng – cúi

- “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”: trẻ - già, đi – trở lại


Câu 2. Từ trái nghĩa

Già: non, chưa chín


II. SỬ DỤNG TỪ TRÁI NGHĨA


Câu 1. Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa

Với hai bản dịch thơ đã được đề cập, từ trái nghĩa có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu thêm sự đối lập đồng thời thể hiện sinh động hơn tình cảm của người viết.

- Trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”: khắc họa hai tư thế đối lập nhau nhằm nhấn mạnh tình cảm yêu và nhớ thương da diết của con người xa quê nhưng chẳng thể về lại quê hương.

- Trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”: khắc họa hoàn cảnh đối lập giữa lúc đi và lúc về. Lúc đi còn ở tuổi niên thiếu vô tri, lúc về đã trở thành ông lão trải sự đời. Trải qua không ít những biến thiên thăng trầm trong cuộc sống, tình yêu quê hương lại ngày càng nồng nàn và da diết.


Câu 2. Thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa

- Một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa:

+ Lá lành đùm lá rách

+ Chết vinh còn hơn sống nhục

+ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

- Tác dụng: tạo tính đối lập sâu sắc giữa những đối tượng được nhắc đến để ngụ ý đề cao một đối tượng đồng thời thể hiện sâu sắc tình cảm của tác giả.


III. LUYỆN TẬP


Câu 1. Tìm từ trái nghĩa trong các câu

(1) – tấm lành >< tấm rách

(2) – giàu >< nghèo

(3) – ngắn >< dài

(4) – đêm >< ngày , sáng >< tối.


Câu 2. Tìm từ trái nghĩa

Từ in đậm

Cụm từ gốc

Từ trái nghĩa

tươi

cá tươi

cá ươn

hoa tươi

hoa héo

yếu

ăn yếu

ăn khỏe

học lực yếu

học lực tốt

xấu

chữ xấu

chữ đẹp

đất xấu

đất tốt


Câu 3. Điền từ

- Chân cứng đá mềm

- Vô thưởng vô phạt

- Có đi có lại

- Bên trọng bên khinh

- Gần nhà xa ngõ

- Buổi đực buổi cái

- Mắt nhắm mắt mở

- Bước thấp bước cao

- Chạy sấp chạy ngửa

- Chân ướt chân ráo


Câu 4. Viết đoạn văn về tình cảm quê hương có từ trái nghĩa

Quê hương là tiếng gọi thiêng liêng mà bất cứ ai trong chúng ta, dù già hay trẻ, nam hay nữ đều mang theo suốt đời. Ai mà chẳng có quê hương nhưng có người thì được ở lại sống với quê hương suốt cả cuộc đời, người lại phải rời xa quê vì hoài bão, vì mưu sinh và rất nhiều lý do khác. Thế nhưng “lá rụng về cội, cáo chết ba năm quay đầu về núi”, con người sẽ luôn nhớ và tìm về quê hương khi đã trải qua bao bon chen, vất vả nơi xứ người. Lúc ấy, quê hương như vòng tay người mẹ lại dang rộng chào đón những đứa con xa trở về. Ai cũng có miền đất để thương để nhớ, nơi ấy là quê cha đất tổ, nơi ấy người ta trìu mến gọi bằng hai chữ -“quê hương”.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác