logo

Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh dưới đây nhé


Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Đọc - Hiểu


Câu 1. Đánh giá ý kiến

Ý kiến cho rằng hai câu đầu thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình có điểm chưa hợp lý. Nếu hiểu theo cách của ý kiến này thì nội dung xuyên suốt nửa đầu bài thơ chỉ độc có cảnh mà không bao gồm tâm trạng và nửa sau bài thơ chỉ độc tả tình mà không ẩn chứa bất cứ nét miêu tả nào về cảnh vật cả. Điều này là không chính xác mà phải đánh giá là “hai câu đầu chủ yếu thiên về cảnh, hai câu sau chủ yếu thiên về tình” thì sẽ hợp lý hơn. Điều này xuất phát từ cái nhìn đa dạng và đậm chất thơ của tác giả. Qua điểm nhìn ấy thì cảnh thấm đẫm tình và tình càng chan chứa trong cảnh.

Ở hai câu thơ đầu tiên, người đọc có thể cảm nhận được rất rõ tình cảm gắn bó và ánh mắt say mê của nhà thơ với cảnh vật. Tuy chỉ là hai chi tiết nhưng đó đều là hai chi tiết đặc biệt thể hiện rất rõ cái nhìn tinh tế của người viết. Hai câu thơ sau cũng không độc lập biểu lộ tình cảm mà còn khắc họa được hình ảnh của mặt trăng và đất.


Câu 2. Phép đối trong bài thơ

a. Phép đối của hai câu cuối được thể hiện khá rõ ràng

Cử đầu / vọng / minh nguyệt

Đê đầu / tư / cố hương

(Ngẩng đầu / nhìn / trăng sáng

Cúi đầu / nhớ / cố hương)

⇒Như cách ngắt nhịp ở trên thì có thể thấy phép đối được sử dụng như sau: ngẩng – cúi, nhìn – nhớ, trăng sáng – cố hương. Như vậy, thủ pháp đối được sử dụng cho đối về mặt cấu trúc và đối về mặt từ loại.

b. Phép đối được nhà thơ sử dụng đầy tinh tế trong việc vừa diễn tả được cảnh vật đồng thời lại khắc họa rất thành công tâm trạng. Hành động ngẩng đầu thấy trăng sáng vừa khắc họa được vẻ đẹp của vầng trăng. Vẻ đẹp ấy được khắc họa rất thành công thông qua hình ảnh ánh trăng nổi bật trên nền không gian bảng lảng sương khói và đầy chất thơ. Một lần nữa ánh trăng ở hai câu đầu tiên lại được đề cập ở câu thơ thứ ba khiến cho cả không gian như ngập tràn sắc lung linh và chiếu rạng. Tuy nhiên ngay lập tức tâm trạng của nhà thơ lại chuyển sang dư vị khác khi xuất hiện hành động trái ngược là “cúi đầu”. Ngay sau đó là cả bầu trời hoài niệm và nhớ thương quê hương da diết. Chuyển cảnh đồng nghĩa với chuyển tâm trạng.


Câu 3. Nét thống nhất về cảm xúc trong bài thơ

Hầu hết các động từ có trong bài thơ đều mang tính chất liên kết khiến cho cảm xúc bộc lộ đều có sự thống nhất thành mạch biểu cảm để diễn tả dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Đầu tiên, khi đối diện với không gian tĩnh và phủ sương nửa thực nửa hư, tác giả như lạc vào thế giới mộng mị khiến cho tác giả sử dụng động từ “nghi” (ngỡ). Ánh trăng lẫn vào sương phủ trắng xóa khiến cho nhà thơ vừa quan sát cảnh bằng thị giác lại vừa cảm nhận bằng thị giác với đôi chút mơ hồ và hoài nghi.

Đến với hai hành động tiếp theo là “cử” (ngẩng) và “đê” (cúi), nhà thơ dần tiếp cận rõ hơn với cảnh. Tác giả thu vào mắt mình toàn bộ những nét đẹp chân thực nhất của cảnh sắc. Bây giờ khung cảnh không còn mờ nhạt và mơ hồ nữa mà trở nên đầy chân thực và rõ nét.

Bởi vậy nên hành động cuối cùng của nhà thơ chính là “tư” (nhớ). Chứng kiến rõ khung cảnh trăng nơi xứ người, Lý Bạch càng ưu tư và nhớ về ánh trăng nơi núi Nga Mi- nơi cố hương của ông.


Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Luyện tập

Tuy hai câu thơ đã dịch được khái quát nội dung của bài thơ (vừa có cảnh vừa có tình) nhưng không thể nói rõ được những bước chuyển và tính thống nhất trong mạch cảm xúc của nhà thơ như đã phân tích ở câu 3. Đồng thời tình cảm ưu tư nhớ quê cũ của nhà thơ cũng không thể hiện được hết.

Thử dịch lại:

Ánh trăng rọi đầu giường

Ngờ sương phủ nền đất

Ngẩng đầu trông trăng sáng

Cúi đầu nhớ quê hương.

Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (chi tiết) | Soạn văn 7


Các bài viết liên quan bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác