logo

Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (siêu ngắn)


Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội


I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

- Từ toàn dân: "ngô"

- Từ địa phương: "bắp", "bẹ"


II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Từ "mẹ" và từ "mợ" là những từ đồng nghĩa với nhau.

Trong lời kể có dùng từ " mẹ" là từ ngữ toàn dân vì lời kể ở hiện tại, hướng đến người đọc, sử dụng từ ngữ toàn dân là hợp lý, giúp người đọc dễ lĩnh hội và thưởng thức tác phẩm

Dùng từ " mợ" trong lời đáp với bà cô.

Vì đây là cuộc trò chuyện giữa bà mợ và bé Hồng, hai người trong một tầng lớp xã hội, là câu chuyện trong quá khứ. Những năm trước 1945, mẹ được các tầng lớp thuộc giới thượng lưu trong xã hội gọi là " mợ".

b)

" Ngỗng" nghĩa là điểm 2

"Trúng tủ" nghĩa là đề ra trúng câu học sinh đã ôn trước


III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

 Cần chú ý vào:

+ Đối tượng giao tiếp

+ Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Vì:

Trong nhiều trường hợp, không phải ai cũng hiểu được nghĩa của từ ngữ đó, nếu dùng sẽ gây khó hiểu hoặc khiến người khác hiểu nhầm vấn đề mà mình muốn đề cập.

Câu 2(trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

Đoạn thơ "Nhớ", tác giả sử dụng từ ngữ địa phương nhằm mang lại gia trị biểu cảm cao, tạo sự gần gũi gắn với màu sắc địa phương trong thơ.

Trong "Bỉ vỏ" có sử dụng biệt ngữ xã hội nhằm thể hiện tính cách nhân vật tạo bên màu sắc của tầng lớp xã hội.


IV. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

Tía, thầy, cậu 

Cươi

Chén. Đọi

Cha, bố

sân

bát

kia

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

Từ ngữ tầng lớp học sinh: ngỗng, trúng tủ, phao, gậy, trượt vỏ chuối, quay cóp

Từ ngữ thuộc tầng lớp giáo viên: cháy giáo án, ướt giáo án, ...

Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

Trường hợp a có thể dùng từ ngữ địa phương

Các trường hợp còn lại không nên sử dụng từ ngữ địa phương

Câu 4 (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

a)

Mưa chi mưa lắm Huế nờ

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên

b)

Bầm ơi có rét không bầm

Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác