logo

Soạn Bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - tiếp theo (ngắn nhất)


Soạn Bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)


LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Từ “nách” trong câu thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du được dùng với nghĩa chuyển là vị trí giao nhau giữa hai bức tường.

Nguyễn Du đã dựa vào sự giống nhau giữa đặc điểm của vị trí trên cơ thể người: nách là vị trí giao nhau giữ cánh tay và thân người để sáng tạo nên nét nghĩa mới của từ nách, nó tạo cảm giác không gian nhỏ hẹp, có phần kín đáo, u tối.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Câu thơ 1: Hai từ “xuân” trong câu thơ của Hồ Xuân Hương có nghĩa khác nhau. Từ “xuân” đầu tiên chỉ tuổi xuân, độ tuổi đẹp nhất của con gái, từ “xuân” thứ hai lại chỉ mùa xuân. Hai từ “xuân” với hai nét nghĩa khác nhau, kết hợp với động từ “đi, lại”, câu thơ đưa ra một quy luật: mùa xuân của trời đất sẽ trở lại nhưng mùa xuân của đời người thì không.

- Câu thơ 2: Ở đây Nguyễn Du dùng từ “xuân” để chỉ vẻ đẹp của người con gái là Kiều. Đây là cách chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ, lột tả vẻ đẹp xuân sắc của Kiều.

- Câu thơ 3: Câu thơ sử dụng chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ, ý chỉ sự hấp dẫn của men rượu nồng, sức sống dạt dào, đồng thời gợi tả về một tình bạn thắm thiết.

- Câu thơ 4: Câu thơ có hai từ “xuân”, một từ chỉ mùa xuân của tự nhiên, một từ chỉ sức sống, sự thịnh vượng của đất nước. Sử dụng hai từ “xuân”, Bác Hồ muốn đưa ra bài học về việc trồng cây, đồng thời cũng là lời khẳng định “mùa xuân của đất nước do chúng ta làm nên.”

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Câu thơ 1: Từ “mặt trời” được Huy Cận sử dụng với nghĩa gốc, đã góp phần vẽ ra bức tranh về sự hùng vĩ, rực lửa của mặt trời trong bài thơ.

- Câu thơ 2: “Mặt trời” ở đây chính là chỉ lý tưởng cách mạng. Với Tố Hữu, lý tưởng cách mạng có tầm quan trọng và không thể thiếu như Mặt Trời, nó đem đến ánh sáng chân lý, đem đến sự sống cho ông.

- Câu thơ 3: hình ảnh “mặt trời” trong câu đầu là chỉ mặt trời tự nhiên, còn “mặt trời” ở câu tiếp là chỉ sự hy vọng. Giống như mặt trời tự nhiên mang đến sức sống cho bắp, mang đến hy vọng về vụ mùa bội thu thì em bé là “Mặt trời” của mẹ, mang đến hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Từ mới được sử dụng trong câu văn là từ “mọn mằn” chỉ những vật vô giá trị, không đáng nhắc đến, nó thể hiện thái độ coi thường vật nhỏ bé, hèn mọn.

Đây là tiếng láy, lặp lại phụ âm đầu với từ “mọn” có nghĩa là nhỏ bé, vô giá trị.

– Từ mới là “giỏi giắn” láy từ phụ âm đầu từ tiếng có sẵn là tiếng “giỏi”.

– Từ mới là “nội soi”. Đây là từ được tạo thành bởi hai tiếng có sẵn riêng biệt: “nội” là bên trong, “soi” là nhìn.

Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - tiếp theo ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác