logo

Soạn bài: Vịnh khoa thi Hương (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Vịnh khoa thi Hương ngắn nhất. Với bản soạn văn 11 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Khái quát tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

Soạn bài Vịnh khoa thi Hương ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Vịnh khoa thi Hương


Câu 1 

Hai câu đầu với giọng thơ mang tính tự sự, khái quát chung về cuộc thi năm Đinh Dậu vẫn theo thông lệ của nhà nước 3 năm một lần.

Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây là “trường Nam” lại thi lẫn với “trường Hà”. Từ lẫn xuất hiện một các thật tài tình, gợi tả không gian hỗn độn, thiếu nghiêm túc, ô hợp, lộn xộn trong thi cử.


Câu 2

Sĩ tử hiện lên với vẻ ngoài “lôi thôi” vốn không phải là tâm thế đi thi, còn quan trường thì không hoàn thành nhiệm vụ khi chỉ nói “ậm ọe”. Tác giả đã sử dụng thành công các từ láy tượng thanh và tượng hình, kết hợp với tiểu đối “lôi thôi sĩ tử” đối với “ậm ọe quan trường” và biện pháp tu từ đảo ngữ, đảo trật tự cú pháp đảo nhằm bé nên bức tranh toàn cảnh về chân dung sĩ tử và quan trường. Trong khi sĩ tử thì luộm thuộm, nhếch nhác thì quan trường nói không thành lời, không hoàn thành hết chức trách, “Ậm ọe” vừa diễn tả cách nói chuyện không trôi chảy, vựa diễn tả lối nói úp mở, không nếu ra được nội dung, nó nhấn mạnh thêm sự giả tạo, hời hợt của quan trường.

Hai hình ảnh đã làm rõ nét thêm sự nhốn nháo, lộn xộn của cảnh thi cử lúc bấy giờ. Cảnh trường thi đó một lần nữa nhấn mạnh sự suy tàn của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.


Câu 3

- Cảnh đón quan sứ được nhắc đến trong câu 5 và 6. Hình ảnh quan công sứ Nam Định hiện lên trong sự đón tiếp trọng thể. Bên cạnh là mụ đầm chính là vợ quan sứ. Gọi là mụ đầm đã diễn tả đây là một người đàn bà diêm dúa, không hề có khí chất của một phu nhân quan sứ.

Nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ là phép đối: “lọng” đối với “váy”, “trời” đối với “đất”, “quan sứ” đối với “mụ đầm”. Hai vế đối dường như không liên quan đến nhau nhưng đặt cạnh nhau lại mang đến hiệu quả châm biếm, mỉa mai, có tác dụng thể hiện thái độ coi thường của tác giả với bọn quan lại, thực dân.

⇒ Tất cả báo hiện về sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.


Câu 4

Câu hỏi tu từ xuất hiện cuối bài thơ như là lời tự hỏi của tác giả, cũng là lời nhà thơ muốn nhắc nhở các sĩ tử về nỗi nhục mất nước.

Ngôn ngữ thơ đơn giản nhưng mang đậm chất trữ tình, có giá trị thức tỉnh lương tâm cao.

⇒ Hai câu cuối thể hiện rõ thái độ không căm chịu cảnh nước mất nhà tan của tác giả, đồng thời là lời thức tỉnh, nhắc nhở các sĩ tử trước vận mệnh nước nhà.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác