logo

Soạn bài: Từ ghép (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Từ ghép chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP


1. Xác định tiếng chính, phụ và vị trí

- Tiếng chính là bà và thơm

- Tiếng phụ là ngoại và phức

⇒ Về vị trí thì tiếng chính đứng trước tiếng phụ. Tiếng phụ có chức năng đứng sau và bổ nghĩa cho tiếng chính.


2. Hai từ được cho có phân thành tiếng chính và phụ không

Hai từ đã cho không phân chia thành chính và phụ. Mỗi tiếng trong các từ có ý nghĩa độc lập với tiếng còn lại đồng cấu tạo nên từ ấy.  


II. NGHĨA CỦA TỪ GHÉP


1. So sánh nghĩa của các từ

- Nghĩa của từ “bà” rộng hơn so với nghĩa của từ “bà ngoại’

+ Bà là từ dùng để chỉ người phụ nữ đã sinh ra cha mẹ của mình hoặc với một số trường hợp thì bà cũng dùng để chỉ những người phụ nữ lớn tuổi.

+ “Bà ngoại” là mẹ của mẹ mình.

- Nghĩa từ “thơm” có tính chất rộng hơn từ “thơm phức”

+ Thơm: tính từ chỉ mùi hương dễ chịu, khiến cho người ngửi cảm nhận thích thú.

+ Thơm phức: là tính từ chỉ cường độ và mức độ thơm nồng nàn, mãnh liệt và dễ gây cảm xúc mạnh cho người ngửi.

 


2. Đối chiếu nghĩa của các từ

- “Quần áo” có nghĩa rộng hơn so với “quần” và “áo”

+ “Quần áo: là danh từ chỉ những thứ mà con người mặc nói chung

+ “Quần”: trang phục dành riêng cho thân dưới của cơ thể con người  “Áo” là phần trang phục dành cho phần thân phía trên của cơ thể.  

- “Trầm bổng” có nghĩa rộng hơn so với “Trầm” và “bổng”

+ “Trầm bổng”: chỉ mức độ và cường độ lên xuống của âm thành

+ “Trầm” cường độ thấp của âm thành, “Bổng” cường độ cao của âm thanh.

 


III. LUYỆN TẬP


Câu 1. Phân biệt

Từ ghép chính phụ lâu đời, nhà máy, cười nụ, xanh ngắt, nhà ăn
Từ ghép đẳng lập suy nghĩ, ẩm ướt, chài lưới, cây cỏ, đầu đuôi

Câu 2. Điền thêm từ

bút mực, thước kẻ, mưa bóng mây, làm ruộng, ăn cháo, trắng tinh, vui mắt, nhát gan.


Câu 3. Điền thêm từ

- Núi: Núi non, núi sông,...

- Ham: Ham muốn, ham vui...

- Xinh: Xinh đẹp,...

-Mặt: Mặt mặt, mặt mũi

- Học: Học hành,…

- Tươi: Tươi cười, tươi vui,…


Câu 4. Lý giải

- Do “sách” và “vở” đều là những danh từ đếm được chỉ những sự vật để ghi chép và truyền thụ kiến thức thông qua chữ, hình, số,… Hai từ này có thể đi kèm với cụm từ ‘một cuốn” để làm rõ hơn về số lượng.

- “Sách vở” là từ ghép đẳng lập mang tính khái chung vì vậy nên không thể đếm được. Trái với hai từ “sách” và “vở” thì từ ghép này không đi cùng với cụm ‘một cuốn” được.


Câu 5. Giải thích

a. Không. Trên thực tế vẫn có những giống hoa hồng được trong tự nhiên hoặc lai tạo mà mang màu sắc đặc biệt như trắng hoặc vàng.

b. Đúng. Vì áo dài dùng để chỉ một loại áo có tà được may dài quá đầu gối, thường là chạm chân.

c. Không. Vì cà chua chỉ tên một loại quả dùng để ăn chứ không mang tính chất chỉ mùi vị.

d. Không. Vì cá vàng là loại cá thường dùng với mục đích trang trí, làm cảnh chứ không chỉ duy nhất màu sắc của cá. Ví dụ như cá chép vàng cũng có sắc tố vàng nhưng không được coi là cá cảnh.


Câu 6. So sánh nghĩa

- Từ ghép chính phụ: 

+ Mát tay: chỉ sự hanh thông, thuận lợi khi tiến hành một hoạt động nào đấy.

+ Nóng lòng: tâm trạng lo lắng, bất an về một sự vật, sự việc

Trong nghĩa thông thường, từ “mát” và “nóng” để chỉ về nhiệt độ cơ thể; “tay” với “lòng” chính là hai phần của cơ thể người.  

- Từ ghép đẳng lập: 

+ Gang thép: tính cách mạnh mẽ, cứng cáp, rắn rỏi trong suy nghĩ và hành động (gang thép theo nghĩa thường được hiểu là hợp kim tạo nên từ carbon)

+ Tay chân: là người gắn bó không rời, là người mà mình tin tưởng ( theo cách nói thông thường, tay chân là một phần, một bộ phận trong cơ thể con người)


Câu 7*.

 

 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 13/08/2021

Tham khảo các bài học khác