logo

Soạn bài: Liên kết trong văn bản (chi tiết)

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Liên kết trong văn bản dưới đây nhé


I. LIÊN KẾT VÀ PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN


1. Tính liên kết của văn bản

a. Nếu người bố sử dụng cách viết như vậy thì đứa con trai là En-ri-cô sẽ không hiểu điều bố mình muốn nói.

b. Lý do người con không tiếp thu được ý mà người bố muốn truyền tải là bởi chưa có sự liên kết giữa các câu.

c. Như vậy muốn cho người đọc có thể hiểu được đoạn văn hay bài văn thì yêu cầu bắt buộc là từng câu và cả đoạn phải thể hiện được tính liên kết.


2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a. Sở dĩ đoạn văn khó hiểu với En-ri-cô là vì nó thiếu tính liên kết như đã phân tích ở trên. Vì vậy, ta cần sửa lại như sau

- Thêm câu “sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy” sau câu đầu tiên kể về hành vi hỗn láo của đứa con với mẹ trước mặt cô giáo.

- Sau khi kể lại một loạt những chi tiết về sự hi sinh của người mẹ dành cho con thì người bố phải thêm một câu là “Nhớ lại những điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Và phần cuối cùng dành cho câu kết bài.

b. Tính thống nhất về nghĩa biểu hiện của câu đầu và các câu còn lại không cao. Tính chất biểu hiện của câu văn đầu thiên về sự thiếu ngủ nhưng không tiếp tục triển khai theo mạch đó, các câu văn khác lại nói về sự “dễ dàng đi vào giấc ngủ”. Ngoài ra, đoạn văn là lời tâm sự đầy thiết tha và yêu thương của người mẹ với con của mình vì thế đại từ xưng hô không nên sử dụng từ “đứa trẻ” mà nên chuyển sang từ mà hầu hết các bà mẹ khác có xu hướng thường xuyên dùng là “con”.

c. Điều kiện có tính liên kết của văn bản

- Yêu cầu về nội dung cần có là các câu trong đoạn phải có tính liên kết, thống nhất chặt chẽ với nhau.

- Yêu cầu về hình thức, bài viết cần dùng những câu nối, các dấu câu,…


II. LUYỆN TẬP


Câu 1. Sắp xếp

 (1) → (4) → (2)→(5) → (3)


Câu 2. Liên kết giữa các câu đã có chưa? Lý do

Các câu đã có sự liên kết nhưng chỉ thiên về tính hình thức, còn nội dung vẫn rời rạc và không nhất quán.

Lý do: Hai câu đầu miêu tả quãng thời gian ở quá khứ, làm nổi bật tình cảm nhớ nhung với mẹ lúc 10 tuổi và hồi tưởng lại những kỉ niệm ngày đầu đến trường cùng mẹ. Tuy nhiên mạch thời gian tại hai câu sau lại chuyển đột ngột sang “sáng nay”, “chiều nay” tức là khoảng thời gian đề cập là hiện tại.


Câu 3. Điền từ thích hợp

 Bà – bà – cháu – bà – bà – cháu - Thế là


Câu 4. Tính liên kết của hai câu trong văn bản “Cổng trường mở ra”

Nếu bạn đọc chỉ đọc mỗi hai câu đó thì sẽ có cảm giác khó để hiểu và hình dung bởi nó khá rời rạc tuy nhiên sẽ có thể thấy dễ hiểu hơn khi đặt nó hoàn toàn vào nội dung của bài. Có sự liền mạch về mặt thời gian giữa xúc cảm trong hiện tại (đêm nay) với những diễn biến hành động trong tương lai (ngày mai)


Câu 5. Liên hệ truyện cổ tích ‘Cây tre trăm đốt”

Qua câu chuyện đó ta có thể thấy được rằng, dù có đủ 100 đốt tre nhưng nó vẫn sẽ thừa thãi và không làm gì nên một cây tre hoàn chỉnh được nếu như nó không thỏa mãn được điều kiện tiên quyết là được nối lại. Ngược lại, đó chỉ là 100 đốt tre rời rạc và không có ý nghĩa gì. Một văn bản cũng như thế. Nếu các câu không có tính liên kết thì đó chỉ sự chắp ghép vô nghĩa của các câu với nhau. Khi đó nó không thể đinh dạnh là một dạng văn bản vì người đọc không thể hiểu được nội dung văn bản đó muốn truyền tải là gì. Như vậy một đoạn văn nhất định cần phảu được triển khai chặt chẽ thì mới có nghĩa và dễ hiểu với người đọc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 13/08/2021

Tham khảo các bài học khác