logo

Soạn văn 6 trang 67 Bài: Gió lạnh đầu mùa - Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn Gió lạnh đầu mùa ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK Ngữ Văn 6 bộ Sách Kết nối tri thức theo chương trình mới.


I. Tìm hiểu tác phẩm gió lạnh đầu mùa sách Kết nối tri thức để soạn bài gió lạnh đầu mùa

1. Bố cục bài gió lạnh đầu mùa

Gồm 3 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.

- Phần 2. Tiếp đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

- Phần 3. Còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.

2. Tóm tắt bài gió lạnh đầu mùa 

   Buổi sáng hôm nay, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Về đến nhà, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.


II. Hướng dẫn soạn gió lạnh đầu mùa sách Kết nối tri thức


1. Trước khi đọc

1. Kể về một sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã dành cho ai đó hoặc từng được đón nhận.

   Trường em mỗi năm đều vận động phong trào nuôi heo đất để cuối năm góp lại chút tiền mua đồ dùng học tập tặng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở miền núi, nơi ấy, các bạn còn nhiều thiếu thốn cần sự giúp đỡ từ mọi người.

   Năm nào em cũng được mẹ mua cho con lớn đất để tiết kiệm. Qua ti vi và sách báo, em được biết những học sinh nơi miền núi xa xôi thiếu từng cuốn vở, chiếc bút, từng cái áo ấm ngày đông rét, từng đôi dép để đi, em thương các bạn vô cùng. Những quần áo cũ không mang nữa, em xếp lại một góc, những sách vở đã học, đồ dùng không dùng đến em cất cẩn thận để quyên góp gửi các bạn. Hàng ngày, em nhổ tóc sâu cho bà, làm việc nhà giúp mẹ, nếu được bố mẹ thưởng em đều nhét vào chú lợn đất để dành. Ngày tổng kết cuối năm, đập vỡ chú lợn đất, mẹ và em ngồi tính được 500.000 đồng, cộng với số tiền thưởng em được nhận khi đạt danh hiệu học sinh giỏi em gửi vào thùng quyên góp của nhà trường gửi đến các bạn. Dù biết đó là số tiền không quá lớn nhưng em rất hạnh phúc vì được đóng góp phần mình giúp đỡ những khó khăn thiếu thốn của các bạn.

   Bố mẹ em cũng rất vui vì em đã biết chia sẻ với mọi người. Mẹ bảo "lá lành đùm lá rách" là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, con đã biết yêu thương, sẻ chia với các bạn nhỏ thiếu may mắn, mẹ rất vui và tự hào. Mẹ mong rằng trong tương lai con sẽ giúp đỡ được nhiều người hơn nữa, con nhé". Lời mẹ dặn khiến em càng hiểu được rằng vai trò của tình thương yêu là rất quan trọng, em sẽ cố gắng thật nhiều để giúp đỡ được nhiều người hơn nữa trong cuộc sống.

2. Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể chuyện gì?

  Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện diễn ra vào mùa đông.


2. Đọc văn bản

1. Chiếc áo bông cũ có xuất hiện ở phần tiếp theo của truyện không?

 Chiếc áo bông có xuất hiện ở phần tiếp theo của truyện. 

2. Dáng vẻ bề ngoài của bé Hiên được miêu tả như thế nào?

  Hiên đứng co ro bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. 

3. Theo em, mẹ Sơn có phạt hai chị em Sơn không. Điều gì khiến em suy đoán như vậy.

  Theo em, mẹ Sơn không phạt hai chị em Sơn. Bởi mẹ Sơn là người tình cảm, tinh tế và giàu cảm xúc. Nó thể hiện qua việc mẹ cất giữ chiếc áo bông đã cũ, mẹ yên lặng và xúc động nhớ lại chiếc áo này là của Duyên.

4. Em có đoán đúng những gì xảy ra trong phần kết của câu chuyện này không?

  Em không đoán đúng những gì xảy ra trong phần kết của câu chuyện. 

- Em dự đoán đúng những gì xảy ra trong phần kết. 


3. Sau khi đọc – Trả lời văn bản

1. Câu chuyện được kể bằng lời kể của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

 Câu chuyện được kể bằng lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba.

2. Liệt kê một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ.

- Sơn và chị Sơn vẫn thân mật chơi đùa, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

- Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: “Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi”.

- Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần…

- Chị Lan cũng đến hỏi: “Sao áo mày rách thế…”

- Sơn nghĩ đến chiếc áo bông cũ, nói với chị Lan mang đến cho Hiên. Chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

3. Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo của Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận điều gì ở nhân vật Sơn.

   Khi nghe mẹ và vú già nói chuyện: “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá” và hiểu nỗi lòng của mẹ: “Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt”. 

- Khi nhớ ra cảnh sống nghèo khổ của gia đình Hiên: “Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên,…” 

→ Những ý nghĩ ấy cho thấy Sơn là một cậu bé sống rất tình cảm, giàu lòng trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương người thân, bạn bè. 

4. Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Cảm xúc ấy giúp em hiểu được điều gì của sự chia sẻ?

   Tình thương chân thành ngây thơ trong sáng ấy đã khiến Sơn nảy ra ý nghĩ và bàn với chị Lan về nhà lấy áo bông cũ của Duyên đem cho Hiên. Trong niềm vui khi mình vừa làm được việc thiện, “Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”. Đó là ngọn lửa của lòng nhân ái trong sáng, là tình cảm “thương người như thể thương thân”. Thật khéo léo, nhà văn khắc họa tâm trạng phơi phới niềm vui cứ lan toả thấm sâu dần, nó xua đi nỗi lạnh lẽo của gió lạnh đầu mùa không biết tự lúc nào không hay.

5. Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao.

   Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ không làm giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn.

- Nguyên nhân: Bởi đó là phản ứng bình thường của một đứa trẻ trước tâm lý sợ bị mẹ mắng.

6. Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Sơn và mẹ Hiên trong đoạn cuối câu chuyện.

 Cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong phần kết truyện: 

+ Mẹ Hiên mang trả mẹ Sơn chiếc áo bông → Cách cư xử đúng đắn, tự trọng của một người mẹ nghèo khổ. 

+ Mẹ Sơn không cho bé Hiên chiếc áo bông cũ mà lại cho mẹ Hiên vay tiền để may áo mới cho con. → Cách cư xử nhân hậu, tế nhị của một người mẹ có điều kiện, sống khá giả hơn. 

+ Mẹ Sơn không trách mắng các con mà ôm các con vào lòng và nói: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?” → Với các con, mẹ Sơn cư xử vừa nghiệm khắc vừa ấm áp, yêu thương. Củ chỉ và lời nói của bà giúp các con hiểu rằng: không nên tự tiện lấy áo của mẹ đem cho (mà cần phải xin phép mẹ) nhưng mẹ vui vì các con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác…. 

7. Đọc lại một số đoạn văn miêu tả lại cảm xúc thay đổi của đất trời khi mùa đông đến. Em có thích những đoạn văn này không. Vì sao?

   Câu chuyện bắt đầu với những chi tiết miêu tả đất trời từ sự chuyển đổi thời tiết. Trời đang ấm, chỉ qua một đêm mưa rào, bông gió rét thổi về. Ai cũng tưởng như đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn ‘tung chăn tỉnh dậy’. Em nhìn ra ngoài sân, nghe ‘gió vi vu…’, âm thanh xào xạc của những chiếc lá khô. Những khóm lan ‘lá rung động và hình như sắt lại vì rét’... Đây là những đoạn văn thể hiện ngòi bút quan sát tinh tế của tác giả về thiên nhiên. Miêu tả thiên nhiên vào đông, gió lạnh nhưng người đọc cũng cảm thấy tình người ấm áp qua sự quan tâm chăm sóc từ chiếc áo ấm mà mẹ dành cho Sơn.

8. Hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và Hiên (Gió lạnh đầu mùa). 

- Giống: đều là những cô bé có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.

- Khác nhau:

+ Cô bé bán diêm: Không có sự yêu thương của gia đình, mọi người xung quanh. Kết thúc truyện phải chết trong đêm giao thừa giá rét.

+ Hiên: nhận được yêu thương của người mẹ, của chị em Sơn và sự giúp đỡ của mẹ con Sơn


III. Tổng kết bài soạn gió lạnh đầu mùa sách Kết nối tri thức

1. Giá trị nội dung bài gió lạnh đầu mùa

   Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo khó, có lòng tự trọng và những người có điểu kiện sống tốt hon biết chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.

2. Đặc sắc về nghệ thuật bài gió lạnh đầu mùa

- Nghệ thuật tự sự kết họp miêu tả;

-    Giọng vãn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;

-  Miêu tả tinh tế


IV. Dàn ý bài gió lạnh đầu mùa sách Kết nối tri thức


Mở bài: 

   Truyện ngắn ‘Gió lạnh đầu mùa’ có cốt truyện đơn giản nói về chuyện cho áo, trả áo rét giữa ba đứa trẻ và hai người mẹ nơi phố huyện nghèo, cách chúng ta ngày nay trên 60 năm trời. Đúng như có ý kiến đã cho rằng: ‘Truyện… tuy có nói đến gió lạnh nhưng lại ấm áp tình đời và tình người’.


Thân bài:

1. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn những ngày gió đầu mùa

- Khung cảnh mùa đông:

+ Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

+ Ngoài sân, đất khô trắng, cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.

+ Trời u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và sắt lại vì rét.

- Cảnh sinh hoạt của mọi người trong gia đình:

+ Sơn tung chăn tỉnh dậy, không bước xuống giường ngay mà còn ngồi thu tay trong bọc chăn.

+ Mẹ và chị Sơn đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước uống.

+ Mẹ Sơn bảo chị Lan lấy thúng áo ra cho em.

+ Chị Lan khệ nệ ôm cái thúng áo lên đặt lên đầu phản.

+ Mẹ Sơn cầm chiếc áo bông cũ, nhắc đến em Duyên làm Sơn thấy cảm động.

2. Cảnh hai chị em Sơn chơi đùa ở chợ và đem áo cho Hiên  

- Hoàn cảnh của những đứa trẻ ở chợ: chúng ăn mặc không khác gì ngày thường, những bộ quần áo màu nâu bạc đã vá nhiều chỗ; môi thâm tím lại, da thịt thâm đi; mỗi cơn gió đến là lại run lên…

- Thái độ của chị em Sơn: vẫn thân mật chơi đùa cùng, không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

- Cuộc trò chuyện với Hiên:

+ Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: “Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi”.

+ Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần thì trông thấy con bé co ro đứng bên cột quá, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.

+ Chị Lan cũng đến hỏi: “Sao áo mày rách thế, Hiên? Áo lành đâu không mặc?”

+ Khi biết Hiên chỉ có mỗi một chiếc áo để mặc, Sơn nói với chị rằng sẽ đem chiếc áo bông cũ cho Hiên. Chị Lan đồng ý, chạy về nhà đem áo đến.

3. Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo

- Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện hai chị em cho Hiên áo bông cũ.

- Sợ mẹ mắng, Sơn vội chạy đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo, nhưng không thấy Hiên.

- Khi về đến nhà, hai chị em ngạc nhiên khi thấy mẹ Hiên đang ở trong nhà, và mang áo sang trả.

- Mẹ Sơn đã hỏi thăm, cho mẹ Hiên mượn 5 hào để may áo cho con.

- Mẹ Sơn không trách mắng mà âu yếm ôm vào lòng.

- Chiếc áo bông cũ có xuất hiện ở phần tiếp theo của câu chuyện.

- Dáng vẻ bề ngoài của bé Hiên được miêu tả:

+ Co ro đứng bên cột quán.

+ Mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.

- Mẹ Sơn không phạt hai chị em Sơn. Bởi hành động của chị em Sơn xuất phát từ lòng tốt.


Kết bài: 

   Truyện ‘Gió lạnh đầu mùa’ mãi mãi để lại trong lòng người sự ấm áp của tình người và tình đời. Và ta càng thấy rõ tình nhân đạo thấm đẫm làm nên chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam.

icon-date
Xuất bản : 13/09/2021 - Cập nhật : 11/10/2022