logo

Soạn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản (siêu ngắn)


Soạn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản


I. CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Câu 1: (Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tác giả nhớ về những kỉ niệm ngày tựu trường của mình trước đây.

Qua sự hồi tưởng, ấn tượng trong lòng tác giả được gợi lên:

+Những bồi hồi, ngỡ ngàng trên con đường đến trường

+Những lạ lẫm, rung động, có chút rụt rè, run sợ khi đứng trước sân trường

+ Những lo lắng hồi hộp chờ thầy gọi tên và cảm giác gần gũi

+ Cảm giác vừa lạ, vừa thân thuộc khi bước vào lớp với bài học đầu tiên

Câu 2: (Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Chủ đề chính:Buổi tựu trường đầu tiên và những kí ức trong sáng, nhẹ nhàng.

Câu 3: (Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

 Vấn đề và đối tượng chính được đề cập trong tác phẩm là chủ đề của văn bản


II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Câu 1: (Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

 Căn cứ vào:

+ Tên tác phẩm : Tôi đi học: liên quan tới việc đến trường

+ Các từ ngữ, câu trong bài

- Vào cuối thu

- Quên thế nào được

- Học trò, thầy, lớp

- Hôm nay tôi đi học,...

Câu 2: (Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tâm trạng in sâu trong lòng " tôi" thể hiện qua các từ ngữ sau:

+ Hằng năm

+ Nao nao

+ Tôi quên thế nào được

+ Tưng bừng, rộn rã.

Các từ ngữ thể hiện cảm giác bỡ ngỡ xen lẫn mới lạ:

+ Con đường khác lạ so với lúc trước, cảnh vật đều thay đổi.

+ Xinh xắn oai nghiêm.

+ Vừa lạ vừa hay

Câu 3: (Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Chủ đề văn bản được thống nhất nếu:

+ Các từ ngữ, đoạn văn trong bài đều tập trung vào chủ đề văn bản được xác định

+ Không để bài văn rời rạc, xa rời chủ đề chính hay lạc sang chủ đề khác

- Để đảm bảo tính thống nhất chủ đề văn bản khi viết, cần:

+ Chú ý đến việc đặt tên văn bản

+ Cần đảm bảo sự thống nhất, liên quan chặt chẽ giữa các phần văn bản

+ Sử dụng các từ ngữ quan trọng, then chốt góp phần thể hiện chủ đề văn bản


III. LUYỆN TẬP

Câu 1: (Trang 13 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

a)

+ Vấn đề văn bản đề cập: rừng cọ sông Thao quê hương

+ Các phần:

Mở bài: Giới thiệu về vẻ đẹp của rừng cọ quê hương

Thân bài:

+ Những vẻ đẹp của rừng cọ quê hương: miêu tả thân cọ, lá cọ, chim chóc thiên nhiên góp vào vẻ đẹp của rừng cọ

+ Những kỉ niệm bên rừng cọ: ngôi nhà, mái trường núp sau rừng rọ

+ Rừng cọ gắn bó với đời sống quê hương

Không nên thay đổi trình tự trên để đảm bảo tính thống nhất, logic cho tác phẩm.

b) Chủ đề của văn bản trên: sự gắn bó với rừng cọ quê hương

c)

Miêu tả rừng cọ quê hương:

+ Thân cọ

+ Búp cọ

+ Lá cọ

+ Vẻ đẹp lấp lánh và sinh động của rừng cọ khi nắng lên và khi xuân về

Rừng cọ gắn với cuộc sống người dân:

+ Nhà và trường "tôi" núp sau rừng cọ

+ Ngày nắng, ngày mưa có cọ chở che

+ Những vật dụng làm từ cọ phục vụ đời sống nhân dân

Câu 2: (Trang 13 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

 Ý b) khiến bài viết lạc đề.

Câu 3: (Trang 13 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của mình: Cảnh vật, quang cảnh trên con đường đến trường, lúc đứng trước sân trường, khi nghe ông Đốc gọi tên, lúc xếp hàng vào lớp, khi được ngồi trong lớp học.

Sự hồi tưởng ấy đã gợi lên những tình cảm đẹp đẽ về buổi tựu trường, đó là lòng nôn nao, náo nức pha lẫn những hồi hộp, sợ sệt, lạ lẫm,...

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác