logo

Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Đọc - Hiểu


Câu 1 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2):

Tác phẩm nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước – truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa tới nay. Dù trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm hay trong thời kì dựng xây đất nước thì tinh thần yêu nước ấy vẫn được phát huy một cách mạnh mẽ. Song, tác phẩm được chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong hoàn cảnh đất nước bị giặc Pháp xâm lăng, nhân dân phải nhất lòng đứng lên cứu nước, vì vậy mà tác giả tập trung cổ vũ, tuyên truyền và biểu dương những biểu hiện của lòng yêu nước trong thời điểm này.

Trong tác phẩm, ta có thể thấy , câu văn thâu tóm nội dung của toàn bài là câu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Các câu sau triển khai vai trò của lòng yêu nước và định hướng vấn đề nghị luận.


Câu 2 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2):

Có thể chia bài làm ba phần:

Mở bài: Từ đầu đến lũ bán nước và cướp nước: nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước trở thành một truyền thống quý báu của nước nhà, nó có vai trò to lớn trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

Thân bài: Tiếp theo đến lòng nồng nà yêu nước: các phương diện biểu hiện của tinh thần yêu suốt qua trình lịch sử từ xưa đến nay.

Kết bài: Đoạn còn lại: Đảng cần phải có trách nhiệm phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong mọi công việc của cuộc kháng chiến.


Câu 3 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2):

Các dẫn chứng được tác giả đưa ra nhằm minh chứng cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc”, là:

Tổ tiên ngày trước: Lịch sử ghi dâu bao chiến công vĩ đại của dân tộc thời Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo,…..được ca ngợi, đời đời khắc ghi.

Đồng bào ta ngày này:

+ Tinh thần yêu nước không phân biệt lứa tuổi, vùng miền, khoảng cách địa lý: “từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ………ai cũng một lòng yêu nước, ghét giặc”.

+ Nơi mặt trận hiểm nguy, các chiến sĩ chịu khổ cực, đói rét để bám giặc

+ Nơi hâu phương nhân dân cũng nhịn ăn để tiếp tế cho tiền tuyến

+ Các vợ, các mẹ gác lại hạnh phúc riêng khuyên chồng con ra trân,họ giúp việc vận tải, săn sóc bộ đội như cháu con trong nhà

+ Công nhân thi đua sản xuất, đồng bào điền chủ quyên ruộng đất

⇒Người góp của, kẻ góp công, ai cũng góp sức mình cho cuộc chiến của dân tộc “ Những cử chỉ ấy tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

      Các dẫn chứng được đưa ra thuyết phục từ nghĩ suy đến việc làm, hành động, đi từ bao quát đến cụ thể, từ chung đến riêng.


Câu 4 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2):

Hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong bài là:

 " Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý...cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm"

Tác dụng của hình ảnh so sánh: Khẳng định vẻ đẹp và trạng thái, vị trí, sức mạnh của tinh thần yêu nước, từ đó thể hienj sự trân trọng và tự hào của tác giả về lòng yêu nước của dân tộc.


Câu 5 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2):

Đoạn " Đồng bào ta ngày nay.... lòng nồng nàn yêu nước

a.

+ Câu mở đoạn: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

+ Câu kết đoạn: " Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau về nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

b.

TRình tự sắp xếp các dẫn chứng: sắp xếp theo một trình tự  hợp lý: đi từ các phương diện tuổi tác, gia cấp, nghề nghiệp, vị trí địa lí.

c. 

Mô hình từ …đến được vấn dụng ết hợp với biện pháp liệt kể nhằm khẳng định sự thống trong việc biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân đất Việt.


Câu 6 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2):

Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của tác phẩm:

+ Bố cục chặt chẽ

+ Nội dung thống nhất

+ Luận điểm rõ ràng

+ Dẫn chứng cụ thể từ thực té -> thuyết phục cao

+ Vận dụng nghệ thuật liệt kê, só sánh, mô hình liên kết từ….đến


Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Luyện tập

Sách mang đến cho chúng ta những tri thức mới mẻ để bồi đắp cho trí tuệ của bản thâm thêm phong phú. Từ sách lịch sử,  văn học, địa lí đến sách toán học, ngoại ngữ, vật lí, từ sách nâu ăn đến cẩm nang du lịch, từ sách lý thuyết đến sách kĩ năng,….đều góp phần minh vào nâng cao hiểu biết cho con người. Vì vậy hãy chăm chỉ đọc sách, hãy coi sách là bạn, yêu sách và dành nhiều thời gian cho sách. Mỗi cuốn sách đều mang màu kì diệu cho cuộc sống.

**Nội dung bài học:

Khẳng định tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam

**Nghệ thuật:

Đây là một tác phẩm có lập luận ặt chẽ trong phong cách, các dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. Các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được kết hợp linh hoạt, tạo sự sinh động cho bài viết.

**Bài học rút ra:

+ Phát huy lòng yêu nước của bản thân trong thời bình

+ Yêu quê hương, Tổ quốc mình, trân trọng những thành quả mà cha ông đã hy sinh bao xương máu để có được

+ Rút ra những kinh nghiệm về cách triển khai một bài văn nghị luận hấp dẫn,  có sức lôi cuốn và thuyết phục cao với các dẫn chứng cụ thể, chân thực.

Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (chi tiết) | Soạn văn 7


Các bài viết liên quan bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác