logo

Soạn bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


I. Lập luận trong đời sống


Câu 1 (trang 32 sgk Văn 7 Tập 2):

a) Hôm nay trời mưa, / chúng ta không đi chơi nữa.

            luận cứ            kết luận

b) Em rất thích đọc sách, / vì qua sách em học được nhiều điều.

                  kết luận            luận cứ.

c) Trời nóng quá, / đi ăn kem đi.

            luận cứ            kết luận

+ Giữa luận cứ và kết luận có mối quan hệ nhân – quả .

+ Dựa vào các câu trên ta thấy có thể thay đổi được vị trí giữa luận cứ và kết luận.


Câu 2 (trang 33 sgk Văn 7 Tập 2):

a. Em rất yêu trường em vì đây là nơi đã gắn bó với em suốt gần 7 năm qua.

Em rất yêu trường em vì trường đã mang lại cho em nhiều bài học bổ ích.

b. Nói dối rất có hại vì mọi người sẽ không thể tin tưởng một người nói dối mãi.

Nói dối rất có hại vì nó làm cho bản thân mỗi người thêm xấu xa.

c) Làm bài tập căng thẳng quá nên nghỉ một lát để nghe nhạc thôi.

Cậu vất vả rồi nên nghỉ một lát để nghe nhạc thôi

d) Cha mẹ luôn dạy những diều hay và lẽ phải cho các con, cho nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e) Em rất thích tìm hiểu những điều mới mẻ nên em rất thích đi tham quan.


Câu 3 (trang 33 sgk Văn 7 Tập 2):

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, đi xem phim đi.

    Ngồi mãi ở nhà chán lắm, mình đi đá bóng thôi.

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều, hôm nay phải ôn tập cho xong thôi.

    Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều qua, hôm nay phải quyết tâm làm cho xong thôi.

c.   Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, nên cô giáo phê bình là đúng.

      Nhiều bạn nói năng thật khó nghe nên mình phải khuyên nhủ thôi.

d.   Các bạn đã lớn rồi, làm anh chị chúng nó rồi nên làm gương cho các em chứ

e.    Cậu này ham đá bóng thật, học hành điểm kiếm là phải rồi.


II. Lập luận trong văn nghị luận:


Câu 1 (trang 33 sgk Văn 7 Tập 2):

Đặc điểm của luận điểm: có tính khái quát cao, có ý nghĩa với đời sống xã hội.


Câu 2 (trang 33 sgk Văn 7 Tập 2):

Lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người"

- Sách là người bạn tốt của con người vì sách gắn bó và đêm đến cho con người nhiều giá trị tinh thần quý giá.

- Nội dung:

      + Sách mang đến cho con người nguồn tri thức phong phú, mới mẻ và dồi dào, vô tận

      + Sách giúp con người mở mang trí tuệ, rèn giũa nhân cách, nuôi dưỡng tâm hôn

      + Sách giúp con người hiểu biết về những quy luật của đời sống, của tự nhiên,…

      + Sách mang lại cho con người nguồn năng lượng tích cự để cượt qua những vất vả, khó khăn và thách thức của cuộc sống,…

- Đọc sách không chỉ giúp cho chính mình mà còn xây dựng một xã hội văn minh hơn

- Sách bên con người mọi lúc, mọi nơi,…nêu thực sự đam mê nó

- Cần biết chọn sách để đọc, biết đọc sách

- Luận điểm đều dựa trên thực tiễn có tác dụng thúc đẩy mọi người chăm chỉ đọc sách, yêu và trân quý sách. 


Câu 3 (trang 34 sgk Văn 7 Tập 2):

a. Thầy bói xem voi:

- Kết luận và luận điểm:  Cần xem xét mọi sự vật, sự việc một cách toàn diện.

- Cách lập luận:

      + Mỗi vấn đề xảy ra đều có nhiều mặt, nhiều phương diện, sự vật cũng được biểu hiện trên nhiều mặt

      + Chỉ nhìn nhận một chiều, biết một vài mặt thì không thể nhận xét chính xác được

      + Bản chất của sự vật, sự việc thường được biểu hiện rất đa dạng và phong phú.

      + Cần nghiêm túc để nhìn nhận vọi vật, mọi việc, có cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn để xem xét

      + Biết nghe ý kiến của người khác, tôn trọng nhận định của người khác để bổ sung, góp phần nhìn nhận đúng vấn đề toàn diện.

b. Ếch ngồi đáy giếng:

- Kết luận, luận diểm: không nên ngạo mạn, kiêu căng

- Cách lập luận:

 + Giải thích thế nào là ngạo mạn, kiêu căng

 + Những biểu hiện của thói ngạo mạn, kiêu căng trong cuộc sống

 + Hậu quả của thói ngạo mạn, kiêu căng

 + Thói quen, hành động, cách rèn luyện tránh thói tự mạn, kiêu căng

 + Rút ra bài học cho bản thân.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác