logo

Soạn bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận (siêu ngắn)


Soạn bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận


I. YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 

Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2):

+ Đoạn trích a và b có các yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không phải là văn tự sự hay văn miêu tả vì bài viết mà tác giả viết ra là nhằm mục đích nghị luận chứ không phải là mục đích miêu tả hay tự sự.

+ Nếu không có các chi tiết tự sự hay dòng miêu tả đó thì người đọc khó hình dung được sự giả dối, lừa gạt của kẻ địch.

Các yếu tố đó góp phần giúp bài văn thêm sinh động, cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2):

a.

 

 

  Tác dụng

Yếu tố tự sự

+ Là những chi tiết kể lại chuyện mẹ chàng Trăng nằm mơ, đẻ ra chàng và chuyện chàng giết tên bạo chúa rồi biến vào mặt trăng.

+ Là những chi tiết kể lại chuyện nàng Han đánh giặc ngoại xâm và sau đó là hóa ra tiên, tắm rửa rồi về trời.

Làm sáng tỏ luận điểm của tác giả

Yếu tố miêu tả

+ Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực

+ Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao.

+ Chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ.

+ Biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.

Làm sáng tỏ luận điểm của tác giả

 Vì

+ Nếu kể toàn bộ thì đó là văn tự sự

+ Chỉ kể hoặc tả các chi tiết tiêu biểu bởi vì tự sự hay miêu tả đóng vai trò phụ, phục vụ cho bài văn nghị luận mà thôi.

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2):

Cần chú ý:

+ Không dùng qua nhiều các yếu tố miêu tả, tự sự, nên chọn kĩ các chi tiết tiêu biểu, đặc sắc

+ Các yêu tố này không được phá vỡ mạch nghị luận của văn bản.


II. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2):

 

 

Tác dụng

Yếu tố tự sự

Sắp trung thu ..., Mười mấy ngày qua ... của bộ mặt nhà giam..., Đêm nay rất đẹp ...

Tạo nên khung cảnh của đêm trăng đầy thơ mộng và thể hiện tâm hồn phơi phới của thi nhân.

Yếu tố miêu tả

Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây ..., Nó ăm ắp, tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, muốn bộc lộ, ...

Hiểu thêm về cái nhìn tinh tế và tình cảm bao la của bác với thiên nhiên

Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2):

- Nên vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm đó. Vì giúp cho bài văn thêm thuyết phục hơn, sinh động đơn, cụ thể hơn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác