logo

Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 11 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Khái quát tác phẩm Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức


Câu 1

Trong bài văn, Nguyễn An Ninh đã phê phán những hành vi của thói học đòi “Tây hóa”:

   - Đó là việc: “Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình”, bởi họ cho đó là “một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc”.

   - Nhiều người khác lại bắt chước những “kiểu kiến trúc và trang trí lai căng” của phương Tây.

   - Ông phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng nước mình nghèo nàn nhưng vẫn khuyến khích giới tri thức học tiếng nước ngoài.


Câu 2

Theo tác giả, tiếng nói vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”. Do đó, tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh dân tộc:

   - Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất của nền văn học dân tộc.

   - Tiếng nói là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc thống trị.


Câu 3

Tác giả đưa ra dẫn chứng để khẳng định rằng tiếng nước mình không nghèo nàn:

   - Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu”.

   - Người Việt có thể dịch những tác phẩm lớn của Trung Quốc sang tiếng Việt: “Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự”.

   - Ngôn từ thông dụng (sinh hoạt, khẩu ngữ...) của tiếng Việt rất phong phú: “Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều này người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”.


Câu 4

Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ “nước mình”:

   - Tiếng nước ngoài là cần thiết đối với mỗi người. Tuy nhiên, sự cần thiết biết một ngôn ngữ Châu Âu không hoàn toàn kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

 - Tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.


Câu 5

Quan niệm của tác giả đưa ra: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian” là đúng đắn trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân thống trị. Tuy nhiên, nếu muốn giải phóng dân tộc, quan niệm của Nguyễn An Ninh đưa ra cần phải biết kết hợp các yếu tố khác như Đường lối của Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng...

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác