logo

Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (chi tiết)


Bố cục Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

-Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “lo lắng”- phê phán những hành vi học đòi “Tây hóa”

- Phần 2: Từ tiếp đến “để nói ra”- Giá trị và vai trò của tiếng mẹ đẻ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

- Phần 3: Còn lại- quan niệm của cá nhân tác giả về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.


Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Những hành vi học đòi Tây hóa đáng phê phán:

- Thích nói tiếng Pháp (dù là bập bẹ mấy tiếng) hơn là nói tiếng Việt cho mạch lạc.

- Nhặt nhạnh những điều tầm thường của phong hóa Châu Âu để lừa lọc đồng bào rằng: mình được đào tạo theo kiểu Tây phương.

- Kiến trúc và trang trí nhà cửa lai căng, mà lại cho rằng là học theo văn minh Pháp.

- Quên hết tiếng mẹ đẻ với lí do tiếng Việt nghèo nàn.

=> Thái độ của tác giả: châm biếm, phê phán gay gắt, lo lắng, xót xa

Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh dân tộc:

+ Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc.

+ Tiếng nói là cái quan trọng và thiết yếu nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.

+ Nếu giữ gìn và phát huy tiếng nói, dùng tiếng nói của mình để truyền bá các học thuyết đạo đức, khoa học phương Tây thì vấn đề giải phóng dân tộc chỉ còn là thời gian.

-> Tiếng nói đóng vai trò vo cùng quan trọng cvới vận mệnh của dân tộc.

Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Khẳng định tiếng nước mình không nghèo nàn:

+ Ngôn ngữ thông dụng (sinh hoạt, khẩu ngữ…) trong hệ thống tiếng Việt rất phong phú.

+ Người Việt đã dịch nhiều tác phẩm kinh điển của Trung Quốc sang tiếng Việt.

- Tác giả không hề lí luận nhiều, chỉ đưa ra liên tiếp 3 câu hỏi tu từ:

+ “Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”

+ “Vì sao người An Nam… tác phẩm tương tự?”

+ “Phải quy lỗi… bất tài của con người?”

=> Ngôn ngữ đa dạng hay nghèo nàn phụ thuộc vào khả năng và trình độ của người dùng. Ngôn ngữ chỉ nghèo đối với những ai thiếu hiểu biết về ngôn ngữ và không hiểu biết rõ về những điều mình muốn trình bày. Đây là tư tưởng lớn và có ý nghĩa quan trọng khiến người đọc phải trăn trở, suy nghĩ.

Cách lập luận của tác giả rất thuyết phục.

Câu 4 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tiếng nước ngoài là cần thiết với mỗi người. Nhưng điều cần thiết ấy không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

- Tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

=> Quan điểm đúng đắn: Tiếng Việt cần phải được bảo vệ và giữ gìn.

Câu 5 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Quan điểm này hoàn toàn đúng đắn và thuyết phục.

Một dân tộc tự do không chỉ tự do về mặt chủ quyền, địa lí, về quyền sống mà còn có bản sắc văn hóa dân tộc riêng. Văn hóa, mà trong đó ngôn ngữ là yếu tố quan trọng đã bị lai căng, không giữ được bản sắc hoặc bị mất đi thì dân tộc đó đã đánh mất mình và trở thành kẻ phụ thuộc, kẻ sống nhờ ở đợ.

-> Giữ gìn hết sức nền văn hóa bản sắc của dân tộc.

Soạn văn 11: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức | Ngữ văn 11 chi tiết nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác