logo

Tác giả - Tác phẩm: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)


Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)


I - Tác giả

1. Tiểu sử

Tác giả - Tác phẩm: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

- Nguyễn An Ninh (1899 -1943)

- Quê: Xã Mĩ Hòa, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (Nay là TP HCM).

- Là nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước đầu TK XX

- Từ một trí thức Tây học, ông đến với CN Mác và những người cộng sản.

- 1908 bị bắt đày đi Côn Đảo.

=> Là một trí thức tài cao học rộng.

2. Sự nghiệp sáng tác

- Tác phẩm chính

+ Tác phẩm dịch: Khế ước xã hội.

+ Vở tuồng: Hai Bà Trưng.

- Phong cách nghệ thuật

+ Văn phong khúc chiết, trong sáng, có độ sâu về tư duy văn hoá, tràn đầy nhiệt huyết yêu nước gần gũi với đời sống và con người lao động.

+ Lên án chính sách bóc lột và ngu dân của thực dân Pháp.

+ Phê phán đạo Khổng – đề cao tinh thần học hỏi văn hoá châu Âu.


II. Tác phẩm

1. Nội dung ý nghĩa

- Văn bản là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh đăng trên báo Tiếng Chuông rè năm 1925.

- Nêu hiện tượng học đòi Tây hóa.

- Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với nước ngoài.

2. Giá trị nội dung

- Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng phát triển.

- Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.

- Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc.

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, logic.

- Dẫn chứng cụ thể, chân thực.

- Giọng điệu nhẹ nhàng đầy sức thuyết phục.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021