logo

Soạn bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 11 siêu ngắn sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn


Soạn bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng - Bản 1

Câu 1 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

a. Từ lá trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo dùng theo nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay cành cây, thường có màu xanh, có hình dáng mỏng, có bề mặt.

b. Các nghĩa chuyển của từ lá:

- Lá gan, lá phổi, lá lách: dùng để chỉ bộ phận cơ thể người.

- Lá thư, là đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài: dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.

- Lá cờ, lá buồm: dùng với các từ chỉ vật bằng vải.

- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ…

- Lá tôn, lá đồng, lá vàng: dùng với các từ chỉ kim loại.

=> Cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá: các vật được dùng kèm từ lá đều có điểm chung là có hình dáng mỏng nhẹ, dẹt như lá cây.

Câu 2 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể người nhưng có thể chuyển nghĩa chỉ cả con người. VD: tay, chân, đầu, miệng, tim, mặt, lưỡi…

- Anh ta không muốn đối đầu với chân hậu vệ trong đội bóng. (chỉ cầu thủ)

- Nhà đông miệng ăn, bao nhiêu vất vả đều dồn cả lên đôi vai bà Tú. (đông người)

- Cô ấy là gương mặt nổi bật trong làng nhạc trẻ Việt Nam. (chỉ ca sĩ)

Câu 3 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

   Các từ chỉ vị giác là mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi,… Một số ví dụ trong đó các từ này được chuyển nghĩa để chỉ:

- Đặc điểm của âm thanh, lời nói: Nói ngọt lọt đến xương, một câu nói chua chát,…

- Mức độ tình cảm, cảm xúc: Tình yêu ngọt ngào đã khiến chị rung động; Anh ta lại bịa ra một câu chuyện bùi tai để lừa gạt tất cả mọi người;…

Câu 4 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, chịu trong hai câu thơ của Nguyễn Du:

- Đồng nghĩa với cậy: nhờ.

- Đồng nghĩa với chịu: nhận.

=> Tác giả không dùng các từ đồng nghĩa bởi nó không mang sắc thái biểu đạt cao, không thể hiện được sự tha thiết, khẩn khoản trong lời nói của Kiều.

Câu 5 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

a. Chọn từ canh cánh vì khắc họa được tâm trạng day dứt triền miên của Bác Hồ.

b. Chọn từ liên can vì phù hợp về ngữ nghĩa và ngữ pháp.

c. Chọn từ bạn vì phù hợp về sắc thái trong khi các từ còn lại hoặc quá gần gũi thân mật, hoặc quá cụ thể không phù hợp với đối tượng là các quốc gia.


Soạn bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng - Bản 2

Câu 1 (trang 74 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Từ “lá” dùng theo nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cây, thường dẹt, mọc ra từ cành, thực hiện chức năng quang hợp.

b.

- lá gan, lá phổi, lá lách: nghĩa chuyển, chỉ những bộ phận cơ thể người có hình dạng giống chiếc lá, thực hiện một số chức năng nhất định của cơ thể.

- lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài: nghĩa chuyển, chỉ những sự vật mỏng, dẹt.

- lá cờ, lá buồm: nghĩa chuyển, chỉ sự vật mỏng, được treo gắn vào một vật khác (thường là cột).

- lá cót, lá chiếu, lá thuyền: nghĩa chuyển, chỉ những vật mỏng, được làm từ tre, nứa.

- lá tôn, lá đồng, lá vàng,…: nghĩa chuyển, chỉ những sự vật đã được cán mỏng, dẹt từ kim loại.

Câu 2 (trang 74 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + đầu: Đó là một cái đầu rất lắm toan tính.

   + óc: Quả là một bộ óc siêu việt.

   + chân: Tôi đã dành được một chân vào công ty truyền thông của tỉnh.

   + miệng: Cái miệng nhiều lời, vô duyên này luôn khiến người khác khó chịu.

Câu 3 (trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + chua: Những lời chua chát ấy đã làm tổn thương đứa bé.

   + cay, đắng: Cuộc đời mẹ tôi đã trải qua nhiều cay đắng.

   + mặn: Thời tuổi trẻ lam lũ, vất vả đã đúc tạc nên tính cách mặn mòi, mạnh mẽ của anh ấy.

Câu 4 (trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Đồng nghĩa với cậy: nhờ.

   + Đồng nghĩa với chịu: nhận.

   + Tác giả không dùng các từ đồng nghĩa bởi nó không mang sắc thái biểu đạt cao, không thể hiện được sự tha thiết, khẩn khoản trong lời nói của Kiều.

Câu 5 (trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước.

b. Anh ấy không liên can gì đến việc này.

c. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.


Ý nghĩa

Bài học nhằm nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng, giúp học sinh có ý thức và kĩ năng chuyển nghĩa từ, lựa chọn từ ngữ phù hợp, chính xác cho từng hoàn cảnh giao tiếp.


Soạn bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng - Bản 3

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Trong câu thơ này, từ “lá” được dùng với nghĩa gốc: bộ phận của cây, ở ngọn, cành; màu xanh, mỏng và dẹt, có gân

- Các trường hợp chuyển nghĩa của từ:

+ lá chỉ bộ phận cơ thể người.

+ lá chỉ vật bằng giấy, mỏng

+ lá chỉ vật bằng vải.

+ lá chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ.

+ lá chỉ vật bằng kim loại, dát mỏng

- Từ lá dùng ở các trường nghĩa khác nhau nhưng có điểm chung: Các vật này có điểm giống nhau: hình dang mỏng , dẹt

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Cô ấy đã đi cứu người rồi, quả là một trái tim nhân hậu

- Anh ấy đã chắc suất một chân trong đội bóng

- Nó có tai mắt trong này đó, hãy cẩn thận!

- Qủa là một cái đầu thông minh hết phần thiên hạ

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- chua chát => Nghe hoàn cảnh mới thấy chua chát làm sao.”

- đắng cay => cuộc đời nó nhiều đắng cay quá

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

* Từ cậy: thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả chắc chắn của sự giúp đỡ ấy.

* Từ chịu:

- chịu : chấp nhận theo một lẽ nào đó mà không thể từ chối dù có thể không hài lòng.

=> Trong hoàn cảnh của Th.Kiều, dùng các từ cậy, chịu là thích hợp hơn.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Câu a:

+ Từ “Canh cánh”: vừa chỉ việc thường xuyên xuất hiện trong NKTT, vừa chỉ tâm tư day dứt triền miên của Bác Hồ

- Câu b:

+ Có thể dùng từ dính dáng hoặc liên can

- Câu c:

+Dùng từ bạn rất lịch sự trang trọng, hợp với ngoại giao.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác