logo

Soạn bài: Chiếu cầu hiền (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Chiếu cầu hiền siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.


Soạn bài: Chiếu cầu hiền - Bản 1

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.

- Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

=> Nội dung chính của bài chiếu: nêu chủ trương chiến lược và tấm lòng của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài để xây dựng đất nước.

Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Đối tượng: các bậc nho sĩ Bắc Hà tài đức từng phụng sự cho triều Lê – Trịnh.

- Các luận điểm trong bài chiếu bao gồm:

+ Nêu quy luật xuất xứ của người hiền: người hiền tài phải do thiên tử sử dụng, nếu không sử dụng là trái luật trời.

+ Cách ứng xử, thái độ của các bậc hiền tài Bắc Kì khi Tây Sơn ra Bắc phù Lê diệt Trịnh.

+ Thực trạng khó khăn của đất nước khi ở buổi đầu nền đại định.

+ Đường lối tiếp nhận người hiền tài rộng mở và đúng đắn của vua Quang Trung.

=> Nghệ thuật lập luận tài tình, thuyết phục: cách lập luận thấu tình đạt lí, lời lẽ mềm mỏng khiêm nhường, tư duy mạch lạc. 

Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   Nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung:

- Thái độ của nhà vua: khiêm tốn, chân thành, cầu thị, thực lòng mong muốn sự cộng tác của các bậc hiền tài.

- Tình cảm: lo lắng cho đất nước, quý trọng người hiền tài.

- Tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước hùng mạnh, đề cao vai trò của người hiền tài với quốc gia.


Soạn bài: Chiếu cầu hiền - Bản 2


Tóm tắt

Chiếu cầu hiền là tác phẩm viết theo thể chiếu. Ngô Thì Nhậm thay vua Quang Trung viết nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.


Bố cục

Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.

Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.

Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Bài chiếu gồm 3 phần:

   + Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.

   + Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.

   + Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

Nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”: chiêu mộ người hiền tài ra giúp sức cho triều đình, đất nước.

Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Đối tượng của bài chiếu: các sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh).

   + Luận điểm đưa ra:

- Thời thế đã đổi thay, không thể lẩn tránh suốt đời được.

- Hoàng đế rất mong mỏi người tài ra giúp sức, biết quý trọng nhân tài.

- Hoàn cảnh đất nước buổi đầu đại định không thể không có sự giúp sức của hiền tài.

⇒ Luận điểm đưa ra phù hợp với đối tượng, đánh đúng vào tâm lý, suy tư trăn trở của người nghe.

   + Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, thuyết phục về cả lý và tình, ngôn từ vừa mềm mỏng, chân thành lại vừa cứng rắn, mạnh mẽ.

Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Tư tưởng của vua Quang Trung: có chủ trương đúng đắn, tư tưởng tiến bộ, không nề hà quá khứ, xuất thân của những sĩ phu đời trước.

   + Tình cảm: Một lòng lo cho dân, cho nước, quý trọng người tài giỏi.


Ý nghĩa

Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm độc viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Bài chiếu được viết với nghệ thuật lập luận đặc sắc, thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.


Soạn bài: Chiếu cầu hiền - Bản 3


Bố cục

+Phần 1: “Từng nghe.....người hiền vậy”: Quy luật xử thế của người hiền và mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử

+Phần 2: “Trước đây thời thế....của trẫm hay sao?”: Cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

+Phần 3: “Chiếu này ban xuống….Mọi người đều biết": Con đường để hiền tài cống hiến cho đất nước


Nội dung bài học

Văn bản trình bày mon g muốn chiêu mộ hiền tài của vua Quang Trung, thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Bài chiếu gồm 3 phần:

+Phần 1: “Từng nghe.....người hiền vậy”: Quy luật xử thế của người hiền và mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử

+Phần 2: “Trước đây thời thế....của trẫm hay sao?” :Cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

+Phần 3: “Chiếu này ban xuống….Mọi người đều biết" :Con đường để hiền tài cống hiến cho đất nước

Nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”: mong muốn chiêu mộ hiền tài

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Bài viết hướng đến sĩ phu Bắc Hà

+ Các luận điểm đưa ra:

- Trách nhiệm của hiền tài là giúp đỡ thiên tử

- Đưa ra cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà trong thời bình vẫn chưa ai tìm đến

- Phân tích tình hình đất nước và khẳng định tình hình hiện tại hiền tài phải ra phục vụ hết mình cho triều đại mới

⇒ Luận điểm đưa ra phù hợp với đối tượng

+ Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, thuyết phục, thấu tình đạt lí

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Vua Quang Trung có tư tưởng đúng đắn

+ Tình cảm: Quang Trung là vị vua yêu nước thương dân, có tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác