logo

Soạn bài: Thơ Hai-cư của Ba-sô (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô ngắn nhất. Với bản soạn văn 10 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Soạn bài: Thơ Hai-cư của Ba-sô


Tìm hiểu bài Thơ Hai-cư của Ba-sô

Soạn bài: Thơ Hai-cư của Ba-sô ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Câu 1 

Bài 1: Ê-đô vốn không phải quê hương của tác giả. Nhưng tác giả đã gắn bó vs Ê-đô hàng chục năm, coi Ê-đô như quê hương của mình, tới khi phải xa cách cũng nhớ Ê-đô như nỗi nhớ quê hương

Bài 2: Bài thơ thông qua tiếng chim đỗ quyên kêu để thể hiện sự hoài cảm của tác giả. Nghe tiếng chim mà tác giả nhớ lại những ngày xưa cũ, những kỷ niệm đẹp. Đó là tiếng lòng buồn vui, da diết nhớ về thời đã qua

Câu 2 

Bài 3: Hình ảnh “làn sương thu” mơ hồ: là giọt lệ tan trên tay, hay tóc mẹ bạc như sương hay cũng có thể hiểu là đời người mơ hồ ngắn ngủi dễ tan tựa như sương.

=> Tình cảm thiêng liêng, nhớ thương của tác giả đối với người mẹ quá cố

Bài 4:

- Hình ảnh thơ mơ hồ, mờ ảo bởi chính tác giả cũng mơ hồ không biết tiếng vượn hú hay tiếng trẻ thơ đang khóc

- Gió mùa thu cũng vì thế mà trở nên đượm buồn, tê tái

=> Qua đó cho thấy nỗi lòng thương xót của tác giả đối với em bé bị bỏ rơi trong rừng

Câu 3 

- Bài thơ cho thấy tấm lương thiện, nhân hậu của tác giả đổi vối những sinh vật nhỏ bé tội nghiệp và cũng là lòng thương người đối với những người nghèo khổ thiếu thốn.

Câu 4 

- Các sự vật hiện tượng của vũ trụ như được kết nối với nhau để cùng bộc lộ cảm xúc của tác giả

- Cái thú vị ở đây là có sự tương giao kết nối giữa cảm giác, âm thanh và vật thể

Câu 5 

Đó là một khát vọng mãnh liệt, ngay cả khi đang nằm trên giường bệnh, giữa ranh giới của sự sống và cái chết, tác giả vẫn lạc quan, không lo sợ, vẫn mong muốn được tiếp tục một đời lãng du, phiêu bạt.

Câu 6 

- Quý ngữ trong các bài thơ:

+ Bài 6: Hoa đào (chỉ mùa xuân)

+ Bài 7: Tiếng ve (chỉ mùa hè)

+ Bài 8: Cánh đồng hoang vu (chỉ mùa đông).

- Cảm thức thẩm mỹ:

+ Vắng lặng: đó là sự bình lặng của thiên nhiên chỉ có cánh hoa đào, sự trầm ngâm của đá

+ Đơn sơ: cảnh vật chỉ là những cánh hoa đào lả tả, hồ, đá, một linh hồn sắp lìa khỏi thế gian

+ U huyền: cảm nhận thấy tiếng ve như thấm vào đá, một linh hồn đứng giữa ranh giới sống chết vẫn muốn tiếp tục được lang thang, phiêu bạt

=> Đây là những cảm thức thẩm mỹ đậm chất thiền, cho thấy một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên để nhận ra những vẻ đẹp thuần khiết của thiên nhiên và cũng là để giải thoát tâm linh mình.


Các bản Soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác