logo

Soạn bài: Nỗi oán của người phòng khuê (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 10 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Soạn bài: Nỗi oán của người phòng khuê


Ý nghĩa nhan đề tác phẩm

Soạn bài: Nỗi oán của người phòng khuê ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Câu 1 

- Bài thơ có cấu tứ độc đáo theo quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ:

- Vui vẻ, chăm chút cho vẻ đẹp của bản thân, bước lên lầu đẹp

- Trông thấy cành liễu mới bắt đầu cảm thấy buồn và nhớ thương chồng

=> Người khuê phụ có sự chuyển biển tâm trạng nhanh chóng từ vui sang buồn hối hận nhưng tứ thơ vẫn rất uyển chuyển và hợp lý theo mạch cảm xúc ấy.

Câu 2 

- Bởi màu dương liễu là màu xanh của mùa xuân và tuổi trẻ, gợi lên khát vọng hạnh phúc. Ở Trung Quốc xưa kia, khi chia tay, người ở lại thường bẻ một cành liễu tặng cho người đi để thể hiện niềm lưu luyến. Như vậy màu dương liễu có thể coi là màu chia ly.

- Khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng của người khuê phụ đã “hối hận” cho chồng ra trận vì:

+ Nàng nhận ra thời gian và tuổi trẻ đang trôi qua

+ Hiểu ra hết cái giá của sự chia ly và chiến tranh phi nghĩa

Câu 3 

Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường vì:

+ Mặc dù không có hai chữ “chiến tranh” nhưng ý thơ lại cho thấy nỗi khổ của con người vì chiến tranh

+ Chiến tranh phi nghĩa khiến người chinh phụ phải lẻ bóng ngóng đợi chinh phu, trông tuổi trẻ trôi đi mà không thể níu lại

+ Chiến tranh làm mất đi những niềm vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống.

Câu 4 

Học thuộc bài thơ.


Các bản soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác