logo

Soạn bài: Nỗi oán của người phòng khuê (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 10 hay nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tìm hiểu tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Soạn bài: Nỗi oán của người phòng khuê (chi tiết)


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 162 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Nét đặc sắc về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ được thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của khuê phụ:

+ Người thiếu phụ trong phòng khuê luôn trang điểm đẹp xinh, ngày ngày tươi vui không thấy buồn bỗng nhận ra tuổi xuân của mình đang dần qua đi và trong lòng mang niềm nuối tiếc, hối hận khi nghĩ đến người chồng đang tòng quân lập công. Lúc này người khuê phụ mới thấu hiểu, cảm nhận rõ sự đau buồn của cô đơn, của việc chia xa

Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chàng “đi kiếm tước hầu” bởi vì: “màu dương liễu” là màu của sắc xuân và tuổi trẻ, đó cũng là màu của sự biệt li. Khi nhìn cành liễu, người khuê phụ đã thấy hối hận khi để chồng đi bởi lúc này nàng đã hiểu thấu được sự cô đơn của việc chia xa và nàng càng oán hận hơn chiến tranh vô nhân đạo đã mang lại bao đau khổ cho con người.

Câu 3 (trang 162 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Chỉ với 28 chữ, “Khuê oán” được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh vô nghĩa của con người thời Đường bởi vì bài thơ cho người đọc cảm nhận rõ sự oán hận chiến tranh của người khuê phụ. Chiến tranh đã đem đến bao đau khổ, chia li cho con người. Không biết bao nhiêu người đã hi sinh, đã đổ máu vì chiến tranh phi nghĩa, vô nhân đạo

Câu 4 (trang 162 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Học thuộc bài thơ


Tổng kết tác phẩm

Soạn bài: Nỗi oán của người phòng khuê (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác