logo

Soạn bài: Thạch Sanh (siêu ngắn)

Soạn bài Thạch Sanh siêu ngắn gọn chỉ có tại TOPLOIGIAI. Soạn văn 6 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn giúp các bạn học môn Ngữ văn lớp 6 đơn giản, dễ dàng nhất


Khái quát truyện Thạch Sanh


Bố cục

Soạn bài: Thạch Sanh (siêu ngắn) | Soạn văn 6 siêu ngắn - TopLoigiai


Tóm tắt:

    Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống một mình trong túp lều rách dưới gốc đa. Lý Thông gặp Thạch Sanh, hai người trở thành bạn. Lý Thông và Thạch Sanh kết tình huynh đệ, Thạch Sanh theo Lý Thông về nhà của y. Trong vùng có con chằn tinh hung dữ, Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi thế mạng. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, lập được công lớn nhưng lại bị Lý Thông lừa và cướp công của Thạch Sanh. Thạch Sanh bắn đại bàng bị thương và cứu công chúa, Lý Thông cũng tiếp tục lừa là sẽ cứu Thạch Sanh sau khi công chúa thoát trước rồi nhốt lại. Nhờ có tiếng đàn thần mà Thạch Sanh đã giúp công chúa khỏi bệnh và được vua tha tội, gả công chúa cho chàng. Biết tin, hoàng tử của mười tám nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đã tức giận, đem quân sang đánh. Thạch Sanh dùng tiếng đàn và niêu cơm thần đánh thắng kẻ thù, lập được đại công.


Soạn bài Thạch Sanh siêu ngắn

Soạn Câu 1 (trang 66 SGK Ngữ văn 6)

- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:

Bình thường

Khác thường

- Là con của một gia đình nông dân tốt bụng, nghèo khó, sống bằng nghề kiếm củi.

- Ra đời là do ý định của Ngọc Hoàng.

- Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra được Thạch Sanh.

- Được thần dạy cho võ nghệ và các phép thần thông.

⇒ Thạch Sanh có nguồn gốc cao quý, được sự dạy bảo của thần linh.

Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, nhân dân muốn:

     + Làm cho nhân vật trở nên hấp dẫn, tình tiết truyện li kì hơn.

     + Thạch Sanh có nguồn gốc cao quý, sống lương thiện, thể hiện quan niệm về người dũng sĩ là người phi thường, có nguồn gốc từ nhân dân và thần linh.

Soạn Câu 2 (trang 66 SGK Ngữ văn 6)

- Những thử thách của Thạch Sanh trước khi kết hôn với công chúa và phẩm chất bộc lộ qua các lần thử thách:

     + Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thế mạng, dùng võ công giết chết chằn tinh ⇒ Thật thà, coi trọng tình nghĩa, giỏi võ nghệ và dũng cảm.

     + Bị Lý Thông lừa xuống hang sâu cứu công chúa, dùng sức mạnh giết chết đại bàng, cứu công chúa, cứu con vua thủy tề ⇒ Lòng can đảm, tốt bụng, nghĩa hiệp.

     + Bị bắt vào ngục do bị hồn chằn tinh đại bàng hãm hại, dùng cây đàn giúp công chúa khỏi bệnh, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa ⇒ Khẳng định niềm tin của nhân dân vào các giá trị đạo đức của con người và ước mơ về lẽ công bằng ở đời.

Soạn Câu 3 (trang 66 SGK Ngữ văn 6 )

- Sự đối lập giữa Lý Thông và Thạch Sanh:

Thạch Sanh

Lý Thông

Vô tư

Thật thà

Vị tha

Dũng cảm, nghĩa hiệp

Vu lợi

Xảo trá, lừa lọc

Độc ác

Đớn hèn, bạc nhược

Soạn Câu 4 (trang 67 SGK Ngữ văn 6)

- Ý nghĩa của niêu cơm và tiếng đàn:

Tiếng đàn

Niêu cơm

- Là tiếng đàn công lý (Giúp Thạch Sanh giải oan và vạch mặt kẻ có tội).

- Tiếng đàn tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa. (Tiếng đàn khiến cho 18 nước chư hầu xin đầu hàng).

⇒ Tiếng đàn nói lên tình cảm, sức mạnh và sự độ lượng của Thạch Sanh, đồng thời tiếng đàn là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù, cảm hoá những kẻ hiếu chiến.

- Minh chứng cho tài năng (tiềm lực sức mạnh của nhân dân), khẳng định tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân làm nên kết thúc có hậu .

—> Nêu bật lên tính nhân văn của con người.

Soạn Câu 5 (trang 67 SGK Ngữ văn 6)

- Qua kết thúc của truyện, nhân dân muốn thể hiện sự công bằng ở đời: cái ác bị trừng phạt và cái thiện sẽ được đền đáp xứng đáng. Đây là kết thúc rất phổ biến trong truyện cổ tích.

Một số truyện có kết thúc tương tự như: Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Lấy vợ Cóc, Lấy chồng Dê...


III- Luyện tập

Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

- Nếu vẽ một bức tranh minh họa em sẽ chọn chi tiết Thạch Sanh tiêu diệt đại bàng. Vì đây là chi tiết nói rõ nhất về sự dũng cảm, tài năng của Thạch Sanh. Có thể đặt tên bức tranh là: "Dũng sĩ Thạch Sanh".

Câu 2 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác