logo

Soạn bài: Thạch Sanh (chi tiết)

Trong truyện cổ tích Việt Nam Thạch Sanh là đại diện cho nhân vật dũng sĩ điển hình. Hãy cùng Toploigiai Soạn bài Thạch Sanh để hiểu hơn về những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật và ước mơ, niềm tin của nhân dân về công bằng xã hội và tình yêu hòa bình các bạn nhé


Khái quát truyện Thạch Sanh


TÓM TẮT:

Soạn văn 6: Thạch Sanh | Soạn văn lớp 6 chi tiết


BỐ CỤC:

- Đoạn 1 (Từ đầu ... mọi phép thần thông): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

- Đoạn 2 (tiếp ... bị bắt hạ ngục): những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.

- Đoạn 3 (phần còn lại): phơi bày tội Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và lui yên quân lính chư hầu.

Soạn văn 6: Thạch Sanh | Soạn văn lớp 6 chi tiết


Soạn bài Thạch Sanh chi tiết

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có điều kì lạ và khác thường:

     + Bố mẹ già mới sinh ra Thạch Sanh

     + Chàng là con Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai

     + Mẹ Thạch Sanh mang thai trong nhiều năm

     + Thạch Sanh được thần tiên dạy cho võ nghệ và phép thần thông

->Thạch Sanh là sự hóa thân của thần tiên, đầu thai xuống trần gian để làm phúc trong nhân dân và diệt trừ yêu quái. Việc này đã thần thánh hóa sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh nhằm khiến nhân vật trở nên đẹp đẽ kì lạ, báo trước những chiến công lớn được lập nên. Việc hình tượng hóa nhân vật Thạch Sanh ngay từ lúc sinh ra và quá trình lớn lên thể hiện sự tôn kính đến bậc hiền thánh, nhân dân ta luôn coi trọng những người tốt có công bảo vệ đất nước, làm yên ấm cuộc sống.

Bài 2 (trang 66 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Trước khi kết hôn cùng công chúa, Thạch Sanh trải qua những thử thách:

     + Mẹ con là Lí Thông lừa đi canh miếu nhưng thực chất để dâng thể xác cho chăn tinh. Cuối cùng , chàng đã dùng võ nghệ và sức mạnh của mình trừ yêu cho nhân dân.

     + Xuống dưới hang giết đại bàng và cứu công chúa, và thải tử Thủy Tề

     + Bị  vu oan ăn cắp ngọc ấn của nhà vua và bắt vào ngục do hồn chằn tinh và đại bàng báo thù

-> Thạch Sanh phải trải qua biết bao thử thách, đánh nhau với chăn tinh, đại bàng tinh, sống cuộc sống mất tự do trong ngục tù tăm tối. Chính nhờ có những thử thách đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh. Chàng thực sự là người lương thiện, có lòng giúp đỡ bạn bè, sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn, đặc biệt chàng còn thật thà, thẳng thắn, cương trực, khoan dung.

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Thạch Sanh

Lý Thông

Tính cách

- Vô tư, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người

- Dũng cảm diệt trừ yêu tinh, hiền lành, lương thiện

- Thật thà

- Toan tính

- Độc ác, tham lam nhưng lại nhát gan sợ chết

- Dối trá

Hành động

- Giết chằn tinh cứu giúp dân làng

- Giết đại bàng cứu công chúa và con vua thủy tề

- Đánh đàn chữa khỏi bệnh cho công chúa

- Tha tội chết cho mẹ con nhà Lí Thông- kẻ nhiều lần âm mưu hãm hại chàng.

- Dẹp yên quân của 18 nước chư hầu trong hòa bình, khoan dung

- Lừa Thạch Sanh đến miếu nộp mạng thay cho hắn nhưng khi Thạch Sanh giết được chăn tinh tiếp tục lừa chàng cướp công.

- Lừa Thạch Sanh, lấp miệng hang, cướp công trạng.

Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa chi tiết thần kì, đặc sắc nhất trong truyện là tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh

- Chi tiết tiếng đàn: Cây đàn là quà tặng mà vua Thủy Tề  báo đáp ân huệ tới Thạch Sanh. Khi bị giam cầm trong ngục tối, chàng đã gảy đàn khiến bệnh của công chúa khỏi. Nhờ đó mà Thạch Sanh được nói ra sự thật, được giải oan và cưới công  chúa. Qua đây, ta thấy cây đàn cùng tiếng đàn

     + Giúp Thạch Sanh được giải oan, vạch mặt được kẻ xấu là Lý Thông

     + Tiếng đàn là biểu trưng của công lý và công bằng xã hội.

Ngoài ra, khi đánh giặc, Thạch Sanh cũng dùng tiếng đàn để làm lung lay ý chí quân thù. Tiếng đàn ở đây chính là vũ khí đánh vào tâm lý của kẻ thù, khiến kẻ thù khiếp sợ mang lại độc lập cho dân tộc, tu do cho toàn thể nhân dân.

- Chi tiết niêu cơm: Niêu cơm thì bé tí xíu, được Thạch Sanh đưa lên thết đãi những kẻ thua trận với lời thách thức trọng thưởng họ nếu ăn hết cơm. Nhưng khi đó, quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết khiến chúng phải cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.

     + Thể hiện sự hòa ái, khoan dung của Thạch Sanh

     + Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo, ưa chuộng hòa bình của nhân dân ta

     +  Đồng thời, nhắc nhở những kẻ có ý định xâm chiếm nước ta, tuy nước ta còn yếu nhưng lại có lòng tự tôn dân tộc, sức mạnh đoàn kết và tinh thần yêu nước, không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của bất kỳ nước nào.

Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Kết thúc truyện Thạch Sanh nhân dân muốn thể hiện:

- Kẻ xấu, kẻ ác dù mưu mô xảo trá tới đâu cũng bị trừng phạt

- Người hiền lành, tốt bụng sẽ được đền đáp, được sống hạnh phúc

-> Đây là kiểu kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích nhằm thể hiện ước mơ của người dân về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng, hòa bình: như câu chuyện Lọ Lem, Tấm Cám,…


Xem thêm các bản Soạn bài Thạch Sanh khác:


LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Nếu vẽ một tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, em sẽ chọn chi tiết Thạch Sanh gảy đàn trong ngục, bởi vì:

- Chi tiết này là bước chuyển của toàn bộ câu chuyện

- Thể hiện sự hóa giải những oan khuất mà Thạch Sanh phải chịu đựng

- Tố cáo bộ mặt tàn ác của Lý Thông

- Thể hiện tài năng đánh đàn của anh

- Hình ảnh này cũng tượng trưng cho công lý, sự thật. Là sự dũng cảm đứng trước cường quyền đòi lại lẽ phải của Thạch Sanh.

=> Qua chi tiết này, khẳng định công lý luôn tồn tại, người hiền ắt gặp lành, còn kẻ ác sẽ bị trừng trị

Bài 2 (Trang 67 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh


Ý nghĩa truyện Thạch Sanh

Soạn văn 6: Thạch Sanh | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Trên đây, TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn phần Soạn bài Thạch Sanh chi tiết, hay cũng tìm hiểu thêm về truyện Thạch Sanh qua các bài viết liên quan các bạn nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác