logo

Soạn bài: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng chi tiết nhất. Với bản soạn văn 10 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học.


Soạn bài: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (chi tiết)


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 83 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Với tình thế đang phải nương nhờ Tào Tháo, Lưu Bị sợ Tào Tháo phát hiện ra ý định của mình nên luôn thận trọng, khôn ngoan trong mọi hành động:

- Giả vờ làm vườn (chăm sóc rau) → công việc của người bình thường như không muốn để tâm tới thiên hạ. Ngay đến hai người anh em là Quan Công và Trương Phi cũng không hay biết gì → cẩn trọng và kín đáo

- Cử chỉ thái độ nhân vật:

+ “Huyền Đức giật mình” khi Hứa Chử và Trương Liêu dẫn vài chục người đến theo lệnh của Tào Tháo.

+ “Huyền Đức sợ tái mặt” khi nghe Tào Tháo cười nói: “Huyền Đức ở nhà độ này làm một việc lớn lao đấy nhỉ”

+ “Huyền Đức nghe nói giật nảy mình, bất giác thìa đũa đang cầm trong tay rơi cả xuống đất” khi Tào Tháo trỏ vào mình. “Anh hùng thời nay chỉ có ta và sứ quân thôi”.

=> lo lắng, hoang mang, sợ Tào Tháo phát hiện ra ý định của mình

-  Ngôn ngữ nhân vật cho thấy sự khiêm nhường cẩn trọng của Lưu Bị:

+ Nói với 2 em Quan – Trương: “Hai em đâu biết ý anh”

+ Nói với Tào Tháo lúc vào tiểu đình: “Không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi”.

+ Nói với Tào Tháo khi hỏi về rồng: “tôi chưa được tường” hoặc: “Bị này được nhờ ơn thừa tướng làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ thực không được biết”.

+ Khi đánh rơi thì đũa, lại nhờ tiếng sấm, Lưu Bị mượn cớ: Cúi xuống nhặt thìa, đũa và nói: “Gớm thật tiếng sấm giữ quá” -> khôn khéo che đậy cử chỉ giật mình

 + Dẫn được câu nói của Khổng Tử trong sách luận ngữ: “Gặp sấm to, gió lớn tất phải biến đổi thần thái”

- Khi đấu trí giữa Tào Tháo, Lưu Bị: Tào Tháo hỏi- Lưu Bị trả lời dè dặt, khiêm nhường, cẩn trọng bằng cách đưa ra những người bình thường, chứng tỏ nhận thức của mình nông cạn, thiếu sâu sắc, am hiểu để che mắt Tào Tháo vốn là người đa nghi.

=> Lưu Bị là người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan, biết che đậy cảm xúc và ý định của mình nhằm chờ thời cơ đạt được lý tưởng lớn lao.

Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, ta thấy tính cách Tào Tháo:

- Tào Tháo là người đa nghi: mời Lưu Bị đến uống rượu mà không nói rõ lí do để thăm dò, nắn gân. Vốn túc trí đa mưu nên Tào Tháo phần nào cũng đoán được ý định của Lưu Bị, Lưu Bị cũng biết điều đó.

Trong cuộc bàn luận về anh hùng, Tào Tháo càng bộc lộ chí lớn muốn thôn tính cả thiên hạ, càng thể hiện sự kiêu ngạo của mình. Tào Tháo vốn đa nghi, đánh giá người cũng chính xác song khi bàn về anh hùng. Tào Tháo say sưa đưa ra quan niệm của mình: “Trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ”. Theo Tào Tháo “có chí lớn là có chí nuốt cả trời đất”. Đó là quan niệm của giai cấp phong kiến thống trị Trung Quốc lúc nào cũng muốn đè đầu, cưỡi cổ dân lành, làm bá chủ thiên hạ. Lưu Bị đưa ra nhiều cái tên, xong Tào Tháo bác bỏ tất cả. Khẳng định chỉ có mình và Lưu Bị là anh hùng, còn ngầm ý rằng mình trên cả Lưu Bị.

=> Tính cách Tào Tháo đa nghi, kiêu ngạo nhưng cũng rất thông minh, xảo quyệt.

Câu 3 (trang 83 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Lưu Bị thận trọng giữ bí mật không bộc lộ ý định còn Tào Tháo đắc ý, cho mời Lưu Bị đến uống rượu để thăm dò, nắn gân. Tào Tháo vốn kiêu ngạo bộc lộ ý định của mình bao nhiêu thì Lưu Bị khiêm nhường cẩn trọng bấy nhiêu.

- Lưu Bị khiêm nhường khi bàn về anh hùng, đưa hết tên tuổi này nọ trên vũ đài chính trị thời Tam Quốc. Còn Tào Tháo kiêu ngạo bình luận và bác bỏ tất cả. Tự khẳng định mình là anh hùng còn ngầm xếp trên cả Lưu Bị, luôn có tư tưởng làm bá chủ thiên hạ, đàn áp dân chúng.

- Lưu Bị khéo đánh lừa được Tào Tháo khi nghe câu nói của y bằng cách cho mình nghe tiếng sấm mà giật mình. Còn Tào Tháo vô tình không để ý. Trong cuộc đấu trí, chính vì Tào Tháo luôn tự phụ, coi mình là trên hết, dù đa nghi nhưng lúc này dễ sơ hở bị mắc lừa nên dù Tào tháo ở thế chủ động mà vẫn bị thua. Còn Lưu Bị dù ở thế bị động nhưng vẫn giành chiến thắng.

Câu 4 (trang 83 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Cách kể chuyện trong đoạn trích hấp dẫn người đọc được thể hiện ở chi tiết sau.

a. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật

Lưu Bị đặt vào tình huống quá hiểm nghèo và trước sức ép liên tục của Tào Tháo vẫn giữ được bình tĩnh. Tuy nhiên giữ được bình tĩnh không phải dễ. Lưu Bị hai lần “giật mình” hơn nữa còn “Thìa đũa đang cầm ở trong tay rơi xuống đất”. Từ chỗ “tái mặt” đến “trấn tĩnh” lại còn ung dung cúi xuống nhặt đũa và thìa dẫn câu nói trong sách luận ngữ của Khổng Tử để biện hộ cho việc đánh rơi thìa đũa của mình.

b. Miêu tả thiên nhiên đều rất xuất sắc, đúng chỗ, đúng thời điểm để khắc họa tính cách nhân vật. Đó là giữa tiệc rượu, câu chuyện luận anh hùng đến một cách tự nhiên nhờ sự xuất hiện của vòi rồng (cơn giông và mưa). Vòi rồng thể hiện qua đám mây. Nhân đây Tào Tháo nói về rồng, bộc lộ quan niệm về anh hùng của mình: “Rồng thì lúc to lúc nhỏ… rồng ví như anh hùng trong đời”. Đó là tư tưởng anh hùng phải làm bá chủ thiên hạ.

c. Có nhiều chi tiết giàu kịch tính làm cho người đọc thấp thỏm, chờ đợi xem ai thắng ai.

- Tào Tháo cho quân mời Lưu Bị đến mà không nói rõ lí do.

- Tào Tháo nói Lưu Bị đang làm một việc lớn mà không nói rõ việc gì.

- Hiện tượng vòi rồng, xuất hiện đúng thời điểm khi hai người đang uống rượu.

- Hiện tượng tiếng sấm rền vang đúng lúc Lưu Bị đang bị dồn vào ngõ cụt.


Tổng kết tác phẩm

Soạn bài: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác