logo

Soạn bài: Sông núi nước Nam

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Sông núi nước Nam dưới đây nhé


Soạn bài Sông núi nước Nam Đọc - Hiểu


Câu 1. Định dạng thể thơ

Thể thơ được lựa chọn là thất ngôn tứ tuyệt.

Đặc điểm của thể thơ này đó là:

- Mỗi bài thơ gồm có 4 câu thơ, trong đó mỗi câu sẽ bao gồm 7 tiếng

- Cách gieo vần là hiệp vần ở cuối mỗi câu trong bài


Câu 2. Bản Tuyên ngôn độc lập thứ nhất

- Tuyên ngôn độc lập là văn bản dùng để công bố, khẳng định một cách hợp pháp về chủ quyền của một đất nước, một quốc gia. Từ đó, quyền độc lập, tự chủ của quốc gia đó được bảo vệ. Từ đó sự tôn trọng và tuân thủ là yêu cầu bắt buộc chung với mọi quốc gia khác. Nội dung của bản tuyên ngôn độc lập này:

+ Khẳng định rõ ràng chủ quyền của nước Nam là của vua Nam và của nhân dân nước Nam. Điều này dựa trên căn cứ và cơ sở vững chắc là thiên ý.

+ Do vậy, việc đem quân sang xâm phạm đang là hành vi trái với thiên ý nên việc gánh chịu hậu quả là điều hiển nhiên.  


Câu 3. Bố cục

Bố cục của bài thơ được chia thành hai phần lớn khá rõ ràng:

- Phần một (2 câu thơ đầu): Khẳng định chủ quyền nước Nam và cơ sở tại sách trời

- Phần hai (2 câu thơ cuối): Buộc tội quân ngoại xâm và khẳng định tính tiêu vong tất yếu của hành vi xâm lăng này.

⇒Bố cục có lớp lang thứ tự. Đầu tiên khẳng định chủ quyền và lấy đó là cơ sở để buộc tội với bọn xâm địch, qua đó nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.


Câu 4. Bộc lộ cảm xúc

Cảm xúc được nhà thơ lựa chọn bộc lộ trực tiếp nhưng không cũng rất ý nhị và kín đáo. Ví dụ như qua cách khẳng định vô cùng đanh thép “Nam đế cư”, ‘tuyệt nhiên”, “thủ bại hư”.


Câu 5. Giải thích từ và giọng điệu

Các từ ngữ đó về bản chất có tác dụng vạch rõ và khẳng định chủ quyền. Hơn nữ nếu như xét về phương diện nghệ thuật còn có khả năng biểu cảm vô cùng cao. Với âm điệu mạnh mẽ, ngôn từ vô cùng đanh thép, ý thơ trở nên tràn đầy sự quyết tâm và tự hào dân tộc.


Soạn bài Sông núi nước Nam Luyện tập


Câu 1. Tại sao lại dùng cách nói “Nam đế cư” thay vì dùng dùng “Nam nhân cư”.

- Đầu tiên, bài thơ được viết dưới thời đại phong kiến có nghĩa là chế độ tập quyền mà quyền lực phải rơi vào tay vua, vậy nên nước là nước của vua, dân cũng là con của vua.

- Tuy nhiên điểm đặc biệt ở đây là tác dùng “Nam đế cư” thay vì cách nói “Nam vương cư”. Điều này chứng minh rằng tác giả đang muốn nhấn mạnh sự bình đẳng và ngang hàng giữa vua nước Nam và vua đất Bắc. ‘Đế”là cách dùng cho vua nước lớn, có quyền sinh quyền sát trong tay và không phải chịu cúi đầu trước bất cứ ai cả. Như vậy vua Nam không phải vua nhỏ, nước Nam cũng không phải chư hầu của Hoàng đế Trung Hoa.

Soạn bài: Sông núi nước Nam (chi tiết) | Soạn văn 7


Các bài viết liên quan bài Sông núi nước Nam:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác