logo

Soạn bài: Quê hương

Tuyển tập soạn bài Quê hương lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Quê hương


Bố cục

Được chia ra làm 4 phần:

- Phần 1 (2 câu đầu): Giới thiệu chung về làng chài ven biển

- Phần 2 (6 câu tiếp): Cảnh ngư dân làng chài bơi thuyền ra khơi đánh cá

- Phần 3 (8 câu tiếp): Cảnh thuyền cá cập bến

- Phần 4 (4 câu cuối): Nỗi nhớ của người con xa quê.

Soạn bài: Quê hương lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Soạn bài Quê hương 3 cách


Câu 1 (trang 18 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý?

Soạn ngắn nhất

- Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (câu 3 đến câu 8): Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp,bức tranh lao động đầy sức sống và hứng khởi của người dân vùng biển.

+ Tác giả miêu tả con thuyền ra khơi vào một buổi sớm mai đẹp trời,trong lành (thể hiên ở câu thơ thứ 3)

+ Hình ảnh trai tráng bơi thuyền-cho người đọc hình dung ra những con người khỏe khoắn,tràn đầy sức sống.

+ ”Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” kết hợp với các động từ như “ hăng, phăng, vượt” cho thấy sức mạnh mang màu sắc cổ tích.

+ Cánh buồm được ví như mảnh hồn làng

-> đó là biều tượng đặc trưng của người dân miền biển.

- Cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp): cảnh tượng tươi vui,vẻ vang khi bội thu thuyền về bến ,tình cảm sâu lắng,am hiểu cuộc sống vất vả của người dân chài lưới.

+ Sự tấp nập,ồn ào,đông vui khi đoàn thuyền trở về.

+ Hình ảnh miêu tả làn da ngăm dám nắng,thân hình nồng thở vị xa xăm của người dân chài thể hiện sự khỏe khoắn đặc trưng của người dân biển.

+ Biết ơn thiên nhiên đã tạo ra những con cá, tạo ra thời tiết thuận lợi để họ ra khơi thu hoạch, quay về với sự tràn đầy.

+ Tác giả nhân hóa con thuyền biết "im,mỏi mệt trở về nằm/chất muối thấm dần thớ vỏ" giống như con người, sử dụng tinh tế biện pháp nhân hóa.

Soạn bài: Quê hương lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn siêu ngắn

Cảnh dân chài ra khơi:

Thời gian: sớm mãi

Không gian: trời trong xanh, mát mẻ, làn gió nhẹ nhàng, biển xanh, cát trắng, nắng bình minh rực hồng

Hoạt động: đoàn trai tráng bơi thuyền ra khơi đánh cá

Còn thuyết vượt nắng, vượt gió đã khơi trong tư thế đầy mạnh mẽ " phăng mái chèo", " vượt trường giang",..một vẻ đẹp lao động đầy hứng khởi, hùng tráng lại vô cùng diễm lệ, giàu sức sống. Cánh buồm trăng mang cả mảnh hồn làng, mang theo cả những hy vọng về một chuyến đi bội thu của người chài lưới căng nó gió, đưa thuyền vượt biển. Hình ảnh cánh buồm khi ra khơi tuy quen thuộc nhưng bằng bút pháp đầy lãng mạn, đó là linh hồn quê hương được thể hiện đầy đẹp đẽ.

=> Cảnh ra khơi thật đẹp, thật sáng trong, có lẽ đó là dấu hiệu cho một chuyến đi đầy thuận lợi, được nhiều cá tôm. 

Soạn chi tiết

a. Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:

Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng …một ngày lao động làm việc lại bắt đầu trên miền biển, đoàn thuyền rời bến ra khơi trong sớm mai nhẹ nhàng. Khung cảnh hiện hiện lên với vẻ đẹp bình yên như hứa hẹn đó sẽ là một chuyến ra khơi đầy thuận lợi và bội thu. Dưới khung cảnh đó những người dân làng chài hiện lên với vẻ đẹp của những anh trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Họ gắn bó với biển khơi từ khi mới còn trẻ giờ trở thành những chàng trai vững chắc của dân làng, rắn rỏi mạnh mẽ bởi công việc của họ là “ bơi thuyền đi đánh cá”. Họ đã quá đỗi quen thuộc với việc làm hằng ngày này nên mọi điều cứ nhẹ nhàng mà phóng lướt trên mặt biển.

Việc so sánh con thuyền với con tuấn mã: “hăng”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Những chiếc thuyền rẽ sóng chạy băng băng, lời thoại của tác giả cũng từ đó mà bay vào không gian khoáng đạt rộng lớn. Con thuyền trong tâm thức của tác giả phải thật dũng mãnh  kiên cường để khi ra ngoài biển lớn kia nó sẽ phải còn đối mặt với hàng ngàn điều hiểm nguy phía trước. Khí thế của con thuyền càng mạnh mẽ hơn khi tác giả sử dụng các động từ mạnh như: “hăng”, “phăng” lột tả được vẻ đẹp của một chàng kị sĩ tài ba trai tráng đang chèo lái con thuyền vượt ngọn sóng to để thu về mẻ cá đầy khoang thuận lợi dễ dàng.

Cánh buồm với mảnh hồn làng: ta như được chứng kiến những ước mơ bay bổng những khát khao về cuộc sống ấm no đầy đủ của người dân làng chài.  “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Ý chí hăng say, mạnh mẽ dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách của người dân chài cũng giống như con thuyền của họ dù băng qua muôn vàn bão tố cũng cập bến với cá đầy khoang. Hai hình ảnh hòa quyện vào nhau tạo nên được vẻ đẹp đầy hãnh diện của người miền biển.

b. Phân tích cảnh đón thuyền cá về bến:

Thuyền cập bến cái không khí ồn ào tấp nập lại ùa về. Trên bến mọi người đều vui mừng phấn khởi đang đón nhận lấy những trái chín ngọt bùi sau một ngày làm việc của họ. Nhịp sống đầy náo nhiệt gợi lên sức sống khỏe khoắn mạnh mẽ kiên cường của dân chài.

 Hình ảnh người dân chài: “làn da ngăm rám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm” → vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài. Ngâm mình trong mẻ muối mặn của biển cả, phơi nắng dầm mưa đối với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”.

Thuyền về trên bến đầy ắp “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.  Thuyền về với cá đầy kho con nào cũng tươi ngon lấp lánh ánh bạc mang lại sự hấp dẫn người đọc tự cảm giác đến vị giác, cách nhìn dân dã nhưng đầy hấp dẫn của người dân làng chài. Một mẻ cá bội thu đó là tất cả những công lao to lớn của trai tráng trong làng. Với ngòi bút đầy tài hoa của mình Tế Hanh đã nhân hóa con thuyền nó cũng  giống như con người mệt mỏi sau một đêm thức trắng để đánh cá. Hy sinh cả giấc ngủ đêm dài để trở về với thành quả to lớn nó đã giúp người dân chài ấm no, giờ là lúc nghỉ ngơi sau hành trình dài vất vả. Vị biển như ngấm trong từng thớ vỏ như chính hồn quê trong chính máu thịt của người dân làng chài.

Khung cảnh bến thuyền ồn ào cho thấy sự tấp nập khi dân làng đổ ra chào đón, niềm vui được nhân lên khi những người dân trở về ai nấy mặt vui mừng hạnh phúc với những chiếc ghe đầy ắp cá  “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Thành quả của một chuyến ra khơi đầy gian lao, mệt nhọc đã được bù đắp bằng chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon bạc trắng”, đó là niềm vui sướng và hạnh phúc của người dân chài


Câu 2 (trang 18 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Phân tích các câu thơ sau:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật  như thế nào?

Soạn ngắn nhất

- Cánh buồm được tác giả miêu tả một cách chân thực với sự quan sát tinh tế của tác giả (giương to,rướn chân,góp gió)

- "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió": ẩn dụ hình ảnh trai tráng làng chài với thân hình rắn chắc, mạnh mẽ.

- Hình ảnh cánh buồm trở lên vĩ đại, lớn lao và thiêng liêng đối với những người dân chài nơi đây.

-"Làn da dám nắng": sự vất vả, dầm sương dãi nắng của người dân biển và sự khở khoắn của người dân.

-"Thân hình nồng thở vị xa xăm": ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách tinh tế.

=>Lời nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật cao,làm cho hình ảnh thực trở nên lãng mạn. Cánh buồm, biểu tượng , sự linh thiêng, chứa đựng niềm tin của người dân chài lưới và sự hòa quyện bền chặt giữa con người với mẹ thiên nhiên.

Soạn siêu ngắn

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

   Sự vật mang cả hình dạng và cả linh hồn trong đó, ở đây, cánh buồm là đại diện cho quê hương, cho làng quê mình. Bằng sự so sánh lãng mạn tác giả đã thể hiện được ý nghĩa lớn lao,  đồng thời gợi ra được vẻ đẹp đầy bây bổng, lãng mạn của thiên nhiên cảnh vật. Cánh buồm rướn thân mình thu lấy sự dịu dàng của gió biển, sức sống trường tồn của biển khơi để làm sức mạnh đưa thuyền vượt biển.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Câu thơ đầu tả thực hình ảnh những trải tráng dân chài có làn da ngăm bởi nắng gió của biển khơi. Câu thơ thứ hai thật độc đáo và sáng tạo, người dân chài thấm cả vị quê hương, vị nồng đượm, mặn mòi của biển khơi trong từng thớ thịt của chính mình.

Soạn chi tiết

Phân tích các câu thơ:

- “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

Hai câu thơ là sự so sánh đầy độc đáo của tác giả, cái hữu hình với cái vô hình trừu tượng. Cánh buồm một vật gắn liền với người dân chài là một vật bình dị thiêng liêng được so sánh với chính mảnh hồn làng- trừu tượng, vô hình. Tình yêu quê hương như đã ngấm lâu trong con người tác giả , bởi vậy mà chỉ với hai câu thơ ông đã nói lên được cảm nhận về quê hương hay hơn cả là tình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Đối với người dân chài mà nói thuyền và biển là hai thứ thiêng liêng to lớn và cũng chính vậy mà cách buồm là một phần không thể thiếu của họ. Bởi lẽ nó chính là “tay lái” lụa là đưa thuyền ra biển khơi. Chỉ có những người gắn bó rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống sinh hoạt làng chài, vùng quê miền biển và con người nơi đây thì nhà thơ mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy.

 Nhà thơ đã nhân hóa cánh buồm  với dáng vóc của chàng trai mười tám khỏe mạnh, vạm vỡ đẹp lãng mạn đến say người. Cánh buồm căng là do có gió thổi vào nhưng ở đây có sự đảo ngược, cánh buồm ấy mang dáng vóc của một chàng lực sĩ rướn thân trắng, ưỡn căng lồng ngực mênh mông, hít sâu một hơi thu hết những ngọn sóng, gió đang tung bay ngoài biển để đưa chiếc thuyền đến không gian bao la mênh mông của đại dương. Câu thơ hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ với hình ảnh người dân chài nhưng cũng không hết phần ơ mộng đầy lãng tử trong các vần thơ.

 Nghệ thuật ẩn dụ với lối nói “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” cùng với hoạt động “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” càng làm cho cánh buồm trở nên có hồn hơn. Cánh buồm vốn là một vật vô tri vô giác, nhưng vời ngòi bút của tác giả nó không khác gì là một “mảnh hồn” của làng chài biển. Sự phóng khoáng mạnh mẽ và tinh thần dám đương đầu với mọi sóng gió dữ dội căng hết sức mình để đón gió đưa thuyền ra khơi đã giúp cánh buồm trở thành một biểu tượng không thể thiếu của làng chài. Hơn thế nữa cũng chính là nhờ tinh thần kiên cường bất khuất của dân chài để chèo lái vượt biển khơi vì thế mà cánh buồm giương cánh rộng lớn để che chở cho những người dân quê.

- “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.”

Người dân chài với một chút vẻ đẹp đặc trưng đó là làn da ngăm rám nắng. Họ mang đậm nét phong vị của người miền biển khỏe khoắn vạm vỡ. Dân chài lưới quanh năm vất vả họ phơi mình ra cái nắng gắt của biển, ngâm mình vào một biển muối chỉ để lo cho cuộc sống đủ đầy ấm no. Giữa chốn thiên nhiên khắc nghiệt trên biển hôm thì đầy nắng gió hôm lại bão bùng mưa lớn vì thế mà ngày qua ngày khiến cho những cánh tay cuồn cuộn của trai tráng cũng phải ‘ngăm rám nắng” trước thiên nhiên.  

Người dân chài ngày này qua ngày khác đều phơi mình trên biển ấy vậy mà cả  “thân hình nồng thở vị xa xăm". Phải chăng chính những ngọn sóng gió lớn ngoài biển khiến họ phải gồng mình để hít một hơi thật sâu để hòa mình vào cơn gió ấy. Trong cái hơi thở nồng nàn vị xa xăm ấy có lẽ là vị của biển cả, cái phong vị quá đỗi quen thuộc của người dân chài. Biển và người hai thứ tưởng chừng như xa vời nhưng ở đây nó lại được hòa quyện vào nhau một cách lặng lẽ đầy thuyết phục. Sư khắc nghiệt dữ dội của biển khơi to lớn bao nhiêu thì sự gan dạ bướng bỉnh dám đương đầu với khắc nghiệt của người làng chài làng càng kiên cường bấy nhiêu. Bởi lẽ ở họ dường như đã quá đỗi thân quen với chính điều kiện thời tiết nơi đây nên vì thế mà tác giả viết lên hình ảnh hết sức chân thực gần gũi. Gắn bó với người miền biển thì mới thấy hết vẻ đẹp tiềm tàng ẩn sâu trong chính con người và cuộc sống của họ.


Câu 3 (trang 18 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Hãy nhận xét về tính cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông.

Soạn bài: Quê hương lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống, con người nơi đây rất sâu nặng được thể hiện qua từng chữ,từng câu thơ xuyên suốt tác phẩm. Những hình ảnh quen thuộc của quê hương (con thuyền,buồm vôi, biển,cá bạc,...) trở thành một phần máu thịt không thể quên và không thể thiếu. Đó là nỗi nhớ quê tha thiết,tình yêu quê hương sâu nặng.

Soạn siêu ngắn

Tình cảm của tác giả:

+ Tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước nói chung và biển cả quê hương ông nói riêng

+ Trân trọng, cảm phục những người lao động quê hương

+ Sự gắn bó của tác giả với làng quê, nỗi nhớ quê hương da diết khôn nguôi khi xa quê của tác giả

Soạn chi tiết

Bài thơ không chỉ cho thấy vẻ đẹp bình dị của cuộc sống sinh hoạt lao động của người dân làng chài mà ân sau nó là cả tình yêu quê hương của tác giả. Tình cảm thiêng liêng trong sáng và thân thiết gần gũi vừa sâu lặng của nhà thơ. Nếu như tuổi trẻ của ông gắn liền với cuộc sống nơi đây để sự mặn nồng của biển khơi ngâm trong từng máu thịt thì khi xa cách sự tiếc nuối đau đáu trong lòng đến khôn nguôi về nỗi nhớ nhà nhớ quê hương nhớ chính mùi mặn nồng của đất biển. Nhớ quê hương nhớ những chiếc thuyền tấp nập đón cá về ghe, nhớ màu xanh nước biển, nhớ cánh buồm trắng và dân quê thân hình rám nắng,…tất cả quy tụ lại là nỗi nhớ nhà – mùi nồng mặn của biển khơi. Tình cảm của ông chất chứa trong từng câu thơ để nó cũng được có hồn có cảm xúc như chính tình cảm mà ông giành trọn cho quê hương. Nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng đối với con người và cuộc sống lao động của người dân làng chài quê hương thì có lẽ Tế Hanh không có được những câu thơ đầy đặc sắc đến vậy.


Câu 4 (trang 18 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?

Soạn ngắn nhất

Tác giả sử dụng những hình ảnh đặc sắc,nghệ thuật so sánh,ẩn dụ giúp cảnh vật được khắc họa rõ nét hơn,gợi ra vẻ đẹp bay bổng,lãng mạn tăng giá trị biểu cảm cao. Nghệ thuật miêu tả và biểu cảm được thể hiện một cách tài tình.

Soạn siêu ngắn

Đặc sắc nghệ thuật:

+ Kết hợp đầy đủ các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm.

+ Hình ảnh thơ sáng tạo đầy độc đáo và thi vị

+ Biện pháp so sánh, nhân hóa, bút pháp lãng mạn

+ Giọng điệu hứng khởi, tự hào, cảm xúc

Soạn chi tiết

- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

+ Giọng thơ bình dị, gần gũi; ngôn ngữ đầy tính biểu cảm.

+ Hình ảnh được so sánh nhân hóa sinh động hấp dẫn người đọc, tạo sự liên tưởng

+ Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

+ Sử dụng động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

- Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm


Luyện tập


Câu 2 (trang 18 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Sưu tầm, chép lại một số câu thơ, đoạn thơ về tình cảm quê hương mà em yêu thích nhất.

Soạn ngắn nhất

Sưu tầm một số câu thơ, đoạn thơ về quê hương:

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con chèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

(Quê hương-Đỗ Trung Quân) ...

Soạn chi tiết

Sưu tầm, chép lại những bài thơ về tình quê hương mà em yêu thích nhất (Gợi ý: Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh, Quê hương – Giang Nam, Mẹ Tơm – Tố Hữu, Bên kia sông Đuống – Hoàng cầm, Việt Bắc – Tố Hữu, Việt Nam quê hương tôi – Nguyễn Đình Thi, Tràng giang – Huy Cận,…).


Nội dung chính bài Quê hương

Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh tươi sáng, sinh động, bình dị về một làng quê miền biển, nơi có những người dân mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn, đầy sức sống. Tình yêu và nỗi nhớ sâu sắc dành cho quê hương của tác giả.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Quê hương bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác