logo

Soạn bài: Khi con tu hú

Tuyển tập soạn bài Khi con tu hú lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Khi con tu hú


Bố cục

Chia làm 2 phần:

- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa hè sinh động, nhộn nhịp tự do của cảnh vật.

- Phần 2 (còn lại): Tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ cộng sản trong chốn lao tù.

Soạn bài: Khi con tu hú lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Soạn bài Khi con tu hú 3 cách


Câu 1 (trang 20 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

Soạn ngắn nhất

Nhan đề bài thơ "Khi con tu hú": tu hú là một loài chim báo hiệu của mùa hè. Nhan đều của bài thơ có hình ảnh con tú hú cũng nói lên điều trên. Đánh dấu một thời điểm đặc biệt trong năm nhằm gây sự chú ý.

- Câu văn: "Khi con tu hú kêu đó là báo hiệu việc đất trời chuyển mình sang hạ,trong không gian lao tù ngột ngạt,tù túng,người chiến sĩ cách mạng yêu nước ấy cảm nhận được sâu sắc cái nóng bức,rạo rực của mùa hè,điều đó càng làm cháy lên niềm yêu cuộc sống,khao khát sự tự do.

- Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì mùa hè của tác giả gắn với tiếng tu hú- một mùa hè phóng khoáng,tưng bừng với nhiều cảnh sắc bên ngoài đối lập với cảnh tù túng thực tại của tác giả.

Soạn siêu ngắn

Nhan đề bài thơ là một ý của câu chưa trọn vẹn.

Có thể viết:

Khi con tu hú rủ nhau bay về là lúc báo hiệu hè vừa sang, người tù chiến sĩ cảm thấy lòng ngột ngạt muốn vượt thoát khỏi những chật chội của tù đày để được tự do ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước mình.

Tiếng tu hú kêu tác động đến tâm hồn nhà thơ vì:

+ Tiếng tu hú kêu là tiếng báo hiệu của mùa hè đến, một mùa hè rực rỡ, sôi động, của bầu trời lồng lộng, tự do.

+ Nhà thơ là người có tâm hồn nhạy cảm, lại đang trong cảnh ngục tù, chỉ một tiếng chim hót cũng khiến lòng người chiến sĩ thổn thức

Soạn chi tiết

Với nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” tác giả như gợi mở ra cảm hứng chủ đạo cho toàn bài thơ. Bài thơ mở đầu và kết thúc bằng tiếng âm thanh của tiếng tu hú kêu tạo nên được giá trị liên trưởng cho bài thơ. Tiếng tu hú báo hiệu mùa hè đến nó mang lại không khí vui tươi nhộn nhịp của mùa hè. Tác giả nhấn mạnh tiếng tú hú tác động đến cuộc sống của con người. Tú hú đến là một mùa màng nữa sắp sửa thu hoạch “lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần”. Ai ai cũng đang bận rộn tấp nập ở ngoài kia nhưng người chiến sĩ cách mạng ấy đang bị giam cầm ở chốn ngục tù tăm tối chỉ nghe được tiếng tu hú kêu. Nỗi lòng của người chiến sĩ như cháy rực, cháy lên ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, nó đang thôi thúc giục giã về một khát vọng được tự do giải thoát khỏi chốn tù đày. Khi con tu hú như một lời nói bị ngắt quãng phải chăng chính tác giả cũng đã nhìn thấy được chính cái hiện thực phũ phàng trong căn phòng giam ấy đối lập hoàn toàn vời mùa hè ngoài kia.

Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng đang phải chịu cảnh tù đày trong căn phòng giam chật chội ngột ngạt, khát khao về một cuộc sống tự do như cánh chim tu hú đang sải rộng ngoài kia. Tu hú là biểu tượng của mùa hè, của sự sống bên ngoài ngục tù. Chính vì thế mà nó đã tác động sâu sắc tới tâm trí, cảm xúc của người chiến sĩ đang bị nhốt bởi bốn bức tường của phòng giam. Sự tưởng tượng trong tâm hồn của người lính về một bức tranh thiên nhiên đầy sắc màu đều nhờ sự tác động của tiếng chim tu hú. Với âm thanh rộn ràng, sắc màu vàng rực rỡ hòa quyện với không gian bao la khoáng đạt làm cho mùa hè trong bức tranh càng sống động hơn. Tiếng chim tu hú như một tiếng gọi giục giã đánh thức tình yêu sự sống, con người, yêu quê hương đất nước đã chìm sâu trong lòng người chiến sĩ. Bởi lẽ ấy mà tâm hồn nhạy cảm như Tố Hữu- một người chiến sĩ đang bị giam cầm càng trở nên thêm yêu cuộc sống khao khát được tự do.  Tiếng chim tu hú đánh thức tâm trạng uất ức, ngột ngạt đến bức bối tột cùng và đằng sau đó là sự khao khát tự do cháy bỏng, muốn thoát khỏi cuộc sống tù đày của người chiến sĩ cách mạng.

 Tiếng chim tu hú tác động mạnh đến tâm hồn nhà thơ, vì: Tín hiệu mùa hè, tiếng gọi của tự do, của cuộc sống bên ngoài tươi đẹp đang thúc giục tâm hồn người chiến sĩ. Cách mạng, tự do hạnh phúc đang gọi tên những người chiến sĩ cộng sản ngoài chiến trường mà giờ đây họ sống trong cảnh tù đày  vì tự do vì tình yêu đất nước thúc giục trong lòng họ nên tiếng tu hú kêu càng làm cháy dậy khát khao mãnh liệt muốn thoát khỏi trống ngục tù, thoát khỏi hiện thực tăm tối mà mình đang đối mặt.


Câu 2 (trang 20 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?

Soạn bài: Khi con tu hú lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu qua những chi tiết:

- Những hình ảnh tác giả đưa vào bài thơ: "lúa chiêm ngoài đồng đã vào vụ, trái cây đã đến mùa thu hoạch, ve kêu, ngô đã đầy hạt, trên cáo những con diều vi vu tiếng sáo cất lên những giai điệu tuyệt vời…" tất cả những điều đó vẽ nên khung cảnh đất trời rộng lớn khi sang hè, mọi thứ đều đầy ắp và chuẩn bị được gặt hái..

Soạn siêu ngắn

Cảnh mùa hè:

Thời gian: hè đến

Cảnh vật: lúa chiêm chín, trái cây chín, bắp vàng hạt, sáo diều bay trên tầng không

Âm thanh: tiếng chim gọi, ve ngân

Màu sắc: trời xanh, nắng vàng, 

Không gian: bầu trời cao rộng, khu vườn sôi động

=> Một mùa hè dạt dào sức sống với những âm thanh tươi mát, những sắc màu rực rỡ của cảnh vật, của nắng vàng và hương vị ngọt ngào của cây trái. Sức sống mãnh liệt gợi ra trong cảm nhận, nghĩ suy của người tù cách mạng.

Soạn chi tiết

- Cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu:

Tiếng tu hú kêu là tiếng gọi báo hiệu mùa hè đương tới khi hoa phượng ngoài kia đang đỏ rực, bằng lăng tím cả góc trời. Tiếng tu hú đến mang theo cái nắng chói chang của mùa hạ như thúc giục tâm hồn tác giả về khao khát cháy bỏng được tự do. Cảnh sắc mùa hè được vẽ lên trong bức tranh thiên nhiên của Tố hữu: sắc vàng của lúa chín, sắc màu của trái cây đang chín , ngô khoai đang phơi trên sân, trời xanh mây trắng, tiếng ve kêu râm ran, mùa hạ đã đến thật rồi. Trên bầu trời tiếng sáo diều vi vu  đang bay lượn tự do như chính sự mong đợi của người chiến sĩ hằng mơ ước. Cuộc sống bên ngoài song sắt đầy tấp nập và rộn rã mọi cảnh vật đang dần chuyển mình dưới cái nắng của mùa hạ. Mùa hạ đến với sự tự do khoáng đạt, cảnh vật cứ ùa về để rồi hiện lên trong chính bức tranh của tác giả, vực dậy ý chí muốn phá tan chốn ngục tù để bước đến với thiên nhiên, để được cảm nhận những tinh hoa của đất trời. Phải chăng, tiếng chim "tu hú gọi bầy", "tiếng ve ngân" đã làm cho nhà thơ thổn thức đến vậy?

   => Đó là bức tranh thiên nhiên đẹp, chan hòa ánh sáng. Nó vốn dĩ đã quen thuộc gắn bó thân thiết với người chiến sĩ và giờ hiện lên trước mắt họ càng làm thôi thúc sự sống tiềm tàng đằng sau những con người nấp sau những song sắt. Sự ảm đạm, bức bối của bốn bức tường nhà tù không làm tình yêu quê hương đất nước khát vọng tự do bị tối dần mà thay vào đó càng trở nên mãnh liệt hơn. Tình yêu quê hương của tác giả cũng đã được đồng bộ thổi hồn vào trong từng câu thơ để những hơi thở của sự sống tự nhiên vươn lên mãnh liệt.


Câu 3 (trang 20 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và đoạn cuối rất khác nhau, vì sao?

Soạn ngắn nhất

Tâm trạng người tu-chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối:

+ Tác giả sử dụng các từ ngữ diến đạt hoạt động ,trạng thái với sắc thái mạnh như "dậy,đạp tan,ngột,chết uất".

+ Sử dụng các từ "ôi,làm sao,thôi,cứ,..." mang tính cảm thán.

+ Ngắt nhịp khác thường ở câu 8 (ngắt 6/2),câu 9 (ngắt 3/3).

-Tiếng tu hú ở phần mở bài gợi cho người tu-người chiến sĩ thấy được một mùa hè tự do,tràn đầy sức sống,còn tiếng tu hú ở kết bài thì mang lại cho người tu-người chiến sĩ cảm giác bí bách,bức bối,tù hãm,kìm kẹp trong lao tù.

Soạn siêu ngắn

4 câu cuối:

+ Nỗi lòng đau khổ và ngột ngạt của người tù khi phải chịu những chật chội, chèn ép

+ Khát vọng vươn ra tự do, tận hưởng cuộc sống bên ngoài.

Tiếng tu hú trong đoạn đầu là tiếng chim gọi mùa hè đến, gợi ra cảnh sắc bao la, sức sống tươi đẹp.

Tiếng tu hú cuối bài lại làm cho người cách mạng giam cầm cảm thấy đầy bực bội, chán nản. 

Soạn chi tiết

Tâm trạng người tù-chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối: Bức bối, ngột ngạt, khát khao cháy bỏng muốn thoát khỏi thực tại ngục tù.

 Từ nỗi nhớ thiết tha trong những câu thơ đầu đến đây tác giả bùng lên nỗi uất hận đang sôi sục trong lòng. Nhịp sống đang trào dâng mời gọi thôi thúc tràn ngập vào tận những ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng để nó biến thành nỗi khát khao được tự do “muốn đạp tan phòng”. Tác giả không căm chịu chốn tù đày, lòng uất giận trào dâng muộn phá tan mọi thứ ngột ngạt, chật chội. Những ngày ngồi tù càng làm Tố Hữu tù túng đên suất hận. Tác giả muốn phá tung tù ngục ra để trở về với anh em đồng đội, để tiếp tục đem sức lực và tài trí của mình ra cống hiến cho cách mạng, cho quê hương đất nước.

 Có thể thấy, dù là mở đầu hay kết thúc bài thơ, tiếng chim tu hú xuất hiện vẫn là biểu tượng của sự sống tự nhiên đang gọi vang tới ngưỡng cửa tù ngục nơi các chiến sĩ đang bị giam cầm. Qua đó mà mỗi khi tiếng tu hú cất lên ám ảnh tới tâm hồn người tù cộng sản, ám ảnh về sự tự do về những lý tưởng cách mạng vẫn đang còn dang dở ngoài kia. Mỗi một khung cảnh tiếng chim tu hú cất lên tâm trạng người tù lại có những nỗi lòng khác nhau. Ở đầu thơ là sự khát khao mãnh liệt về cuộc sống tự do được tung hoành với vạn vật ngoài kia. Nhưng cuối bài thơ, tiếng chim tu hú kêu lên với đầy nỗi uất hận, ngột ngạt bức bối tù túng đến cảm giác muốn phá tan mọi thứ của người tù. Khó chấp nhận sự thật đang bị giam cầm đến “chết uất thôi”. Tiếng tu hú cứ vang lên len lỏi vào phòng giam cứ thế trào dâng nỗi niềm uất hận, ấm ức của tác giả.


Câu 4 (trang 20 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?

Soạn bài: Khi con tu hú lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Cái hay của bài thơ được thể hiện những điểm nổi bật:

- Về nội dung:tác phẩm nói lên lòng yêu thiên nhiên đất nước tha thiết, khao khát được tận hưởng tất cả những điều tốt đẹp mà nó đem lại, hơn hết là sự tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm.

- Về nghệ thuật: từ ngữ chân thành, giản dị, quen thuộc với mọi người.

Soạn siêu ngắn

Cái hay của bài thơ:

+ Kết hợp giữa tả cảnh và tả tình, cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, tình thì dạt dào, sâu sắc, da diết

+ Thể thơ dân tộc đầy mềm mại, uyển chuyển

+ Giọng điệu linh hoạt theo cảm xúc, những lúc bâng khuâng, những lúc dạt dào trước thiên nhiên giàu sức sống, có khi lại đầy mệt mỏi, khổ đau trước thực tại.

Soạn chi tiết

Cái hay của bài thơ được thể hiện qua những điểm sau:

+ Sự tương phản giữa hai bức tranh: Đầu thơ là bức tranh thiên nhiên nhuộm đầy sắc màu rực rỡ của mùa hè tươi đẹp. Bên ngoài trời xanh mây trắng cao ngút, âm thanh rộn ràng của sự sống, màu sắc tươi tắn của hoa màu. Đối lập với nó hiện lên một bức tranh đầy ảm đạm đến u uất. Sự tăm tối nơi chốn ngục tù với xung quanh là bốn bức tường đang giam hãm tù đày người chiến sĩ. Hai thế giới song song hiện lên với sự đối lập gay gắt từ mọi phía.

+ Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim, mỗi lần xuất hiện đều mang ý nghĩa khác nhau: Đầu bài thơ báo hiệu mùa hạ tới, báo hiệu sự sống đang sôi sục từng ngày không ngừng. Cuối bài là tiếng gọi, tiếng gọi của người chiến sĩ cộng sản đang bị giam cầm trong song sắt. Từng ngày trôi qua niềm khát khao càng to lớn và bùng cháy thành ngọn lửa muốn phá tan để được tự do.

+ Sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc

+ Ngôn ngữ thơ tự nhiên, diễn đạt tự nhiên tâm trạng tác giả

- Nội dung:

 + Bức tranh thiên nhiên mùa hè sôi động đầy màu sắc, âm thanh và hương vị

 + Lòng yêu cuộc sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

- Nghệ thuật:

 + Hình ảnh gần gũi, bình dị, thân thuộc.

 + Thể thơ lục bát giản dị, giàu cảm xúc

 + Nhịp thơ đa dạng: 4/2, 4/4, 2/4, 6/2/ 3/3.


Nội dung chính bài Khi con tu hú

Bài thơ Khi con tu hú của Tố hữu kể về mùa hè với niềm khao khát được tự do.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Khi con tu hú bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác