logo

Soạn bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (chi tiết)


Soạn bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (chi tiết)


I, Nội dung ôn tập

Câu 1 (trang 100 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

* Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

- Tính truyền miệng:

+ Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý tưởng và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian

+ Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng (truyền miệng  từ người này sang người khác qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau)

+ Quá trình truyền miệng là quá trình diễn xướng dân gian (nói, kể, hát, diễn)

- Tính tập thể:

+ Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể:

+ Lúc đầu, một người khởi xướng => tác phẩm hình thành

+ Tiếp theo, những người khác tiếp tục lưu truyền, bổ sung, sửa chữa,

⇒Tác phẩm sẽ hoàn thiện hơn về hình thức cũng như nội dung.

* Ví dụ: Chiến thắng Mtao-Mxây, Tấm Cám, Tam đại con gà, Uy-lít-xơ trở về, Ca dao than thân và ca dao yêu thương tình nghĩa,…

Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Truyện dân gian

Câu nói dân gian

Thơ ca dân gian

Sân khấu dân gian

+ Sử thi (sử thi anh hùng)

+ Truyền thuyết

+ Truyện cổ tích

+ Truyện cười

+ Thần thoại

+ Câu đố

+ Tục ngữ

+ Truyện thơ

+ Vè

+ Ca dao

+ Chèo

 

Câu 3 (trang 100 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Thể loại

Mục đích sáng tác

Hình thức lưu truyền

Nội dung phản ánh

Kiểu nhân vật chính

Đặc điểm nghệ thuật

Sử thi (anh hùng)

Thể hiện thái độ nể phục, kính trọng của nhân dân đối với những người anh hùng

Kể

Kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại

Các anh hùng có công với dân tộc

Ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, so sánh, phóng đại.

Truyền thuyết

Thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh hoặc thái độ phê phán của nhân dân đối những nhân vật lịch sử.

Kể

Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa

Các nhân vật lịch sử

Biện pháp hư cấu để lí tưởng hóa các nhân vật lịch sử

Truyện cổ tích

Thể hiện tinh thần nhân đạo, lạc quan của nhân dân

Kể

Số phận bình thường của con người trong xã hội

Nhân dân lao động

Hư cấu, phóng đại

Truyện cười

Gây cười, giải trí, phê phán thói hư tật xấu, tệ nạn trong xã hội

Kể

Những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống

Những người có phẩm chất xấu

Tác phẩm tự sự ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ

Câu 4 (trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

a. Ca dao than thân thường là nỗi lòng của người phụ nữ phong kiến

Vì trong xã hội xưa, họ không được tôn trọng, số phận phụ thuộc vào kẻ khác.

Thân phận họ hiện lên thật chân thực, đáng thương, xót xa qua những biện pháp so sánh thân phận họ như “hạt mưa sa, hạt cát,…”

Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến tình nghĩa thủy chung, tình yêu đôi lứa hạnh phúc, tình cảm gia đình, nỗi nhớ,…

Vì chiếc khăn, cái cầu tượng trưng cho tình yêu đôi lứa: “chiếc khăn” tượng trưng cho người con gái, cái cầu là chiếc cầu nối tình yêu của hai người với nhau.

Hình ảnh cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn là tình nghĩa lứa đôi bởi đây là những hình ảnh thể hiện sự gắn kết, thủy chung.

b. Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao: ẩn dụ, so sánh, điệp cấu trúc câu, nói quá,…


II. Bài tập vận dụng

Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là: phóng đại, nói quá, so sánh, điệp cấu trúc câu,…

Ví dụ: “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa chàng vượt một đồi lồ ô….”, “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”, “Khi chàng múa trên cao vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung…”,…

- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi trở nên vĩ đại hơn, đẹp hơn cả về phẩm chất và tài năng, làm tăng niềm tin, niềm tự hào của nhân dân.

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Cái lõi sự thật lịch sử

Bi kịch được hư cấu

Những chi tiết hoang đường, kì ảo

Kết cục của bi kịch

Bài học rút ra

+ Vua An Dương Vương xây thành cổ loa kiên cố, vững chắc.

+ Quân Triệu Đà sang xâm lược nước ta.

+ Bi kịch tình cha con, tình nghĩa vợ chồng, bi kịch đất nước

+ Rùa Vàng giúp vua xây thành, tọa nỏ vàng

+ Vua An Dương Vương được rùa vàng rẽ nước đi xuống biển

+ Máu của Mị Châu biến thành ngọc trai

+ Chi tiết “ngọc trai – giếng nước”

+ Đất nước rơi vào tay quân Đà

+ Vua chém đầu con gái

+ Trọng Thủy vì hối hận nên lao mình xuống giếng nước.

+ Không lừa dối tình nghĩa vợ chồng

+ Luôn cảnh giác với kẻ thù, không nhẹ dạ cả tin.

Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Tấm từ “yếu đuối, thụ động”:

- Khi bị Cám lừa lấy hết cá trong giỏ, Tấm chỉ biết ôm mặt khóc => Bụt xuất hiện giúp Tấm.

- Mất cá bống => Tấm khóc => Bụt xuất hiện chỉ bảo

- Bị dì ghẻ bắt ở nhà nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi => Tấm khóc => Bụt xuất hiện giúp đỡ

- Không có quần áo đẹp đi trẩy hội => Tấm lại khóc => Bụt xuất hiện chỉ cách

Sau đó Tấm đã “kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình”:

- Khi bị giết hại, Tấm hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị và cuối cùng nhà vua cũng tìm được Tấm, từ đó Tấm sống hạnh phúc trong cung và trả thù mẹ con Cám.

Câu 4 (trang 102 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Tên truyện

Đối tượng cười (cười ai?)

Nội dung cười (cười cái gì?)

Tình huống gây cười

Cao trào để tiếng cười “òa” ra

Tam đại con gà

+ “Thầy”

+ Cậu học trò học dốt nhưng luôn tỏ ra mình là người thông minh, hay chữ và cố gắng giấu đi cái dốt của mình

+ Khi học trò hỏi chữ khó, “thầy” nhìn thấy mặt chữ rắc rối không biết là chữ gì, đành nói liều “dủ dỉ là con dù dì”

+ Khi bố đứa trẻ vào hỏi “thầy” rằng “kê” là con gà tại sao “thầy” dạy là con “dủ dỉ” thì “thầy” lại nghĩ thầm “thổ công nhà nó cũng dốt” và nói với bố bọn trẻ rằng mình dạy đến tận “tam đại con gà”

+ Nhân vật “thầy” khấn thổ công rồi sau đó lại nghĩ thổ công nhà này cũng dốt

+ Chữa cháy bằng cách nói mình dạy đến tam đại con gà

Nhưng nó phải bằng hai mày

+ Cải

+ Ngô

+ Thầy lý

+ sự công bằng được đong đo tính toán bằng tiền, tiền quyết định lẽ phải trong cuộc sống

+ Khi lót tiền cho thầy lí 5 đồng thì Cải nghĩ mình sẽ thắng kiện. Nhưng thực tế Ngô đã lót 10 đồng và thầy lí phán Cải bị phạt 10 roi.

+ Cải đã giơ 5 ngón tay lên ra hiệu là con đã lót tiền cho thầy rồi

+ Hành động úp năm ngón tay trái lên năm ngón tay phải cùng lời nói “nhưng nó phải… bằng hai mày” của thầy lý.

+ Hành động úp năm ngón tay trái lên năm ngón tay phải cùng lời nói “nhưng nó phải… bằng hai mày” của thầy lý.

Câu 5 (trang 102 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

“Thân em như lá từ bi

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương”

“Thân em như thể cánh bèo

Ngược xuôi xuôi ngược theo dòng nước trôi”

“Thân em như ớt chín cây

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng”

“Chiều chiều ra đứng bờ sông

Muốn về với mẹ mà không có đò”

“Chiều chiều buồn miệng nhai trầu

Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ”

“Chiều chiều bãi bể sóng xô

Dã tràng xe cát cơ đồ phù vân”

⇒ Mở đầu bài ca dao theo cách lặp lại như vậy cho tác dụng tạo ra những câu thơ có cấu trúc câu giống nhau lặp đi lặp lại để nhấn mạnh nội dung.

Hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học: “Thân em như tấm lụa đào”, “Thân em như củ ấu gai”, sao Hôm, sao Mai, sao Vượt, mặt Trăng, mặt Trời,…

⇒ Đây là những hình ảnh quen thuộc với người dân lao động.

Những câu ca dao khác:

- Nói về chiếc khăn, cái áo:

+ “Khăn đào vắt ngọn cành mai

Mình xuôi đàng ấy, bao giờ mình lên”

+ “Em về anh mượn khăn tay

Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên”

- Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu:

+ “Nhớ ai em những khóc thầm

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa”

-  Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn:

+ “Trăm năm dù lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đưa

Con đò sớm thác năm xưa

Cây đa bến cũ còn lưa đến chừ”

+ “Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

Ca dao hài hước:

“Lấy chồng cho đỡ nắng mưa

Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ”

“Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi”

Câu 6 (trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Dân gian có câu thành ngữ “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” thì trong bài “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương có viết:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

- Ca dao có câu “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất…” thì Nguyễn Khoa Điềm có viết trong bài “Đất nước”:

“Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác