logo

Ôn tập văn biểu cảm (siêu ngắn)


Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm

Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm

Văn biểu cảm

Văn miêu tả

-  Phương thức biểu đạt chính: miêu tả

-  Mục đích: tái hiện đối tượng (con người, cảnh vật) về các đặc điểm, chi tiết của đối tượng, giúp cho người đọc hình dung được đối tượng

-Phương thức biếu đạt chính: biểu cảm

-Mục đích: nhằm bày tỏ những tình cảm, suy nghĩ, thái độ của người viết về đối tượng.

- Hay sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

2.  Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm

Văn biểu cảm

Văn tự sự

-         Phương thức biểu đạt chính: miêu tả

-         Mục đích: tái hiện đối tượng (con người, cảnh vật) về các đặc điểm, chi tiết của đối tượng, giúp cho người đọc hình dung được đối tượng

-Phương thức biếu đạt chính: biểu cảm

-Mục đích: thuật lại câu chuyện, vấn đề theo thứ tự từ đầu đến cuối, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả

 

3. Vai trò và nhiệm vụ của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm

-Tự sự và miêu tả là hai yếu tố quan trọng để đẩy cảm xúc của tác giả. Tự sự và miêu tả làm cho cảm xúc của tác giả được cụ thể hóa tạo nên những ấn tượng sâu sắc cho bài văn biểu cảm

- Tình cảm, cảm xúc luôn bắt nguồn từ cảnh vật, hiện tượng, con người cụ thể, mà những đối tượng đó phải qua miêu tả, qua tự sự chúng ta mới biết được.

Ví dụ: bài miêu tả về Hoa Hải Đường mà chúng ta đã học, tác giả miêu tả những nét nổi bật, đặc trưng của loài hoa đó. Hay trong bài về An Giang, có những đoạn tự sự về hình ảnh quê hương An Giang, đó là cơ sở để tác giả bộc lộ tình yêu quê hương sâu sắc.

4. Tìm ý và lập dàn bài cho đề văn: Cảm nghĩ về mùa xuân.

MB: Dẫn dắt vấn đề (Khẳng định mùa xuân là mùa em thích nhất, và đối với em mùa xuân là mùa đẹp nhất.

TB:

- Vì sao em nói mùa xuân là mùa đẹp nhất

- Nêu các đặc điểm nổi bật của mùa xuân (mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, thời tiết trong lành, muôn hoa đua thắm,…)

- Mùa xuân là mùa bắt đầu của năm, mang theo nhưng may mắn và hi vọng cho con người

- Mùa xuân là mùa của lễ hội, không khí trở nên vui tươi, các hoạt động đời sống của con người trở nên náo nức và vui tươi hơn

- Đặc biệt , mùa xuân là thời điểm của Tết Nguyên đán

- Suy nghĩ, tình cảm của em về mùa xuân (mỗi mùa xuân đến, chính là dịp được sum họp, quây quần bên gia đình, cùng vui đón xuân trong không khí rạo rực và tiết trời se se)

Kết bài: Nêu lên cảm nghĩ của mình về mùa xuân.

5. Bài văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ

- Trong một bài văn biểu cảm, tùy thuộc vào đối tượng biểu cảm mà tác giả sẽ sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ, dùng từ láy,..

- Ngôn ngữ của văn biểu cảm thường mang màu sắc giống thơ, đều thể hiện tính chất trữ tình, đặc biệt là bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của tác giả.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 (siêu ngắn)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác