logo

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn (ngắn nhất)


Soạn bài: Ôn tập phần làm văn

Câu 1 (trang 182 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

Các kiểu văn bản đã học 

Khái niệm

Tự sự

Trình bày các sự việc theo một chuỗi đi từ nguyên nhân đến kết quả nhằm biểu đạt những tình cảm, tư tưởng

Thuyết minh

Trình bày thuộc tính, nguyên nhân, kết quả của sự vật, hiện tượng, vấn đề...một cách chính xác và khách quan nhằm

Nghị luận

Trình bày quan điểm, đánh giá, nhận xét đối với các vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc các vấn đề trong văn họ thông qua hệ thống các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.

Câu 2 (trang 182 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

Để viết được một văn bản cần:

Tìm hiểu đề -> Lập dàn ý -> Viết văn bản -> Đọc lại và hoàn chỉnh bài viết.

Câu 3 (trang 182 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

a. Các nhóm đề tài cơ bản của văn nghị luận

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội

- Nghị luận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích.

- Nghị luận về tư tưởng đạo lí.

- Nghị luận văn học.

Điểm chung

Điểm khác biệt

+ Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét đánh giá... đối với các vấn đề nghị luận.

+ Đều sử dụng các yếu tố, phương pháp lập luận nhằm thuyết phục người đọc, người nghe

+ Khi viết bài văn nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải có vốn sống phong phú, vốn hiểu biết thực tế, những kinh nghiệm sâu sắc đúc rút từ vấn đề thì khi viết mới có những cách nhìn và cảm quan sâu sắc.

+ Khi làm bài nghị luận văn học, người viết phải có kiến thức chắc chắn về tác phẩm, đoạn trích nghị luận thì bài viết mới sâu, chính xác và đúng đắn. Các luận điểm lập luận phải dựa trên tác phẩm văn học.

b.

- Các yếu tố trong lập luận gồm:

+ Luận điểm

+ Luận cứ

+ Phương pháp lập luận.

- Yêu cầu cơ bản:

+ Các luận điểm trong bài cần đáp ứng hai yếu tố là đúng và đủ.

+ Các luận cứ tập trung làm rõ luận điểm, phục vụ chủ đề của bài.

+ Luận điểm, luận cứ cần sắp xếp logic và hợp lí.

- Các thao tác khi lập luận:

+ giải thích,phân tích

+ chứng minh

+ bác bỏ

+ so sánh

- Khi lập luận cần tránh:

+ Luận điểm, luận cứ lan man, không làm rõ chủ đề

+Dẫn chứng thiếu thuyết phục

+ Cách lập luận không hợp lí, gây khó chịu cho người nghe, người đọc

c. Bài văn nghị luận được hoàn thành theo bố cục gồm 3 phần là mở bài, thân bài và kết luận

d. Diễn đạt cần chặt chẽ, logic và mạch lạc.


Luyện tập

Đề 1:

- Tìm hiểu về ba câu hỏi mà Xô-cơ-rát đưa ra cho vị khách: mục đích mà nhà triết học đưa ra nhằm xác định rằng việc ông sắp nghe một câu chuyện  về người bạn của ông, câu chuyện đó có đúng sự thật không? Có tốt không? Và có ích không?

- Xô-cơ-rát có thể sẽ nói với người khách là "Nếu câu chuyện mà ông định kể không lấy gì tốt đẹp lại không biết nó có thật hay không mà cũng chẳng có ích gì cho tôi thì tôi xin từ chối được nghe nó.

- Bình luận về bài học rút ra:

+ Phê phán những hành động nói xấu người khác sau lưng.

+ Khen ngợi sự thông minh trong cách chối từ của nhà hiền triết.

+ Khi kể chuyện phải kể chân thực, những điều biết rõ, không nói những lời không cần thiết, không mang giá trị cho người khác.

+ Cần biết các ứng xử khéo léo và phù hợp trong mọi tình huống.

Đề 2:

Phân tích đoạn thơ:

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần đất nước

….

Làm nên đất nước muôn đời”

Gợi ý:

a. Mở bài:

+ Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đất nước

+ Giới thiệu về đoạn trích thơ trong tác phẩm

b. Thân bài

+ Đất nước hoá thân vào anh và em, vào tình yêu đôi lứa-> đất nước thấm vào máu thịt quê hương, vào mỗi con người của dân tộc Việt Nam

+ Đất nước vẹn tròn trong sự nâng niu và gìn giữ của con người, đất nước và nhân dân kết tinh, hòa quyện và gắn bó sâu sắc với nhau

+ Đất nước là sự hòa quyện giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa nhân dân với dân tộc

+ Niềm tin yêu vào một ngày đất nước vững bền, tươi sáng và mơ mộng

+ Trách nhiệm sẻ chia, gắn bó, dựng xây đất nước của mỗi người, của “ anh”, “em” và của toàn dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ.

c. Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp của đất nước trong đoạn thơ và nêu tình cảm của em với đất nước.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác