logo

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn (chi tiết)


Soạn Văn 8: Ôn tập phần làm văn

Câu 1 (trang 151 Văn 8 Tập 2)

- Văn bản cần có sự thống nhất vì nếu không có sự thống nhất văn bản sẽ có sự phân tán, không tập trung được vào vấn đề chính hoặc lảng sang vấn đề khác.

- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thực hiện ở :

    + Nhan đề và các đề mục trong văn bản

    + Sự liên kết giữa các phần của văn bản.

    + Các từ ngữ trong văn bản.

Câu 2 (trang 151 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Viết đoạn văn:

- Đoạn 1:

Em rất thích đọc sách. Đọc sách đem lại cho con người bao lợi ích, vừa bổ sung kiến thức vừa giúp con người khám phá thế giới xung quanh. Mỗi cuốn sách là nguồn tri thức vô tận để ta tìm tòi tăng sự hiểu biết của bản thân. Đọc sách cũng là để ta có thể rèn luyện được tính kiên nhẫn biết nhẫn lại vì khi đọc hết được một cuốn sách là ta có thể mất đến vài tiếng đồng hồ. Trong đời sống hiện nay sách có rất nhiều thể loại với các lĩnh vực đời sống khác nhau vì thế mà đọc sách giúp ta tích lũy được tri thức cho bản thân cũng như đúc rút được những bài học kinh nghiệm từ cuốn sách đem lại. Mỗi cuốn sách đều có sức hấp dẫn riêng của nó nên nó mang lại cho người đọc một câu chuyện, một phương pháp, một bài học,… tất cả đều chứa đựng trong từng trang sách.

- Đoạn 2:

Hè về với tiếng tu hú kêu, ngoài đồng những ruộng lúa vàng rười rượi tiếng ve kêu râm ran, những hàng phượng vĩ đỏ rực cả khung trời tất cả báo hiệu một mùa hè tràn đầy sức sống đang tới. Mỗi khi mùa hè tới là những người nông dân đang tấp bận với một vụ mùa, họ đang thu hoạch những cánh đồng lúa chín vàng. Đi xung quanh là mùi hương lúa tỏa lên. Hè đến cũng là lúc cánh học sinh được nghỉ hè, quên đi những trang sách vở những buổi sáng sớm phải cắp sách tới trường thì giờ đây chúng được vui chơi, bám theo ba mẹ đến ruộng lúa bắt cào cào, thả diều vi vu hay cuối tuần lại được về thăm ông bà. Những cơn mưa rào bất chợt không báo trước khiến mùa hè lại càng rộn ràng hơn. Mùa hè là những trải nghiệm của tuổi thơ với đầy đủ màu sắc của tự nhiên rực rỡ tươi rọi nhưng cũng không kém phần tươi trẻ hồn nhiên. Vì thế mà mùa hè thật hấp dẫn.

Câu 3 (trang 151 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:

    + Để lưu giữ, ghi chép và nhớ lại khi cần thiết

    + Để trình bày ngắn gọn cho người khác biết

    + Để trích dẫn, liên hệ trong những trường hợp cần thiết

- Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần:

    + Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của văn bản

    + Xác định các ý chính trong văn bản tổng hợp thành nội dung chính một cách ngắn gọn.

    + Sắp xếp các ý, nội dung sao cho phù hợp theo một trình tự nhất định.

    + Viết thành văn bản tóm tắt.

Câu 4 (trang 151 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Tác dụng của việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:

- Sự việc được kể lại thể hiện một cách cụ thể, các nhân vật được xây dựng hình tượng rõ ràng làm tăng thêm sự sinh động hấp dẫn cho việc kể chuyện.

- Tăng tính thuyết phục làm cho người đọc người nghe dễ dàng liên tưởng hình dung câu chuyện.

- Tác giả thể hiện sinh động hơn được thái độ cảm xúc của mình vào các tác phẩm. 

Câu 5 (trang 151 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý:

- Yếu tố tự sự là chính

- Yếu tố miêu tả và biểu cảm là phụ.

=> Phải tùy thuộc vào mục đích, nội dung và tính chất của văn bản mà người viết (nói) xem xét kết hợp các phương thức biểu đạt nào với nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh mục đích của tác phẩm và tạo tính hiệu quả nghệ thuật cao nhất, không được tuỳ tiện kết hợp các kiểu phương thức biểu đạt.

Câu 6 (trang 151 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Tính chất của văn bản thuyết minh:

    + Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay ngày càng trở nên thông dụng hơn, nó sử dụng nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

    + Điểm khác biệt giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác ở chỗ tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, cẩn thận như các văn bản miêu tả, không giàu cảm xúc như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh là để trình bày, chứng minh giải thích, đưa ra các lí lẽ khẳng định và giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng.

- Lợi ích của văn bản thuyết minh: Cần làm rõ được đối tượng thuyết mình thì người nghe người đọc sẽ hiểu được rõ ràng đâu là đối tượng thuyết minh. Một văn bản thuyết minh cũng cần đòi hỏi về độ chính xác phải cao.

- Một số văn bản thuyết minh thường được gặp trong đời sống hiện nay:

    + Giới thiệu một loài hoa (hoa sen, hoa đào, hoa mai,..)

    + Giới thiệu về một ngày đặc biệt đối với em.

    + Giới thiệu một kỳ quan thiên nhiên danh lam thắng cảnh (vịnh Hạ Long, Tràng An – Bái Đính,..)

    + Giới thiệu một tác phẩm văn học mà em để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

Câu 7 (trang 151 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh:

    + Trước hết phải tìm hiểu kỹ về đối tượng cần thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác.

    + Xác định phạm vi kiến thức.

    + Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp.

- Một số phương pháp thuyết minh thường gặp:

    + Nêu định nghĩa, giải thích

    + Liệt kê

    + Nêu ví dụ

    + Dùng số liệu

    + So sánh

    + Phân loại phân tích

Câu 8 (trang 151 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Bố cục bài văn thuyết minh:

- Mở bài: giới thiệu đối tượng cần thuyết minh

- Thân bài: Trình bày một cách chi tiết, cụ thể sắp xếp theo một trình tự hợp lí về các mặt như cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.

- Kết bài: Quan điểm, cảm xúc và thái độ đánh giá đối với đối tượng thuyết minh.

Câu 9 (trang 151 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Thông thường trong một bài văn nghị luận luận điểm là các quan điểm ý kiến những tư tưởng chủ trương mà người viết muốn làm rõ và nêu ra trong bài.

- Ví dụ về luận điểm: Luận điểm của Hịch tướng sĩ

    + Nêu ra sử sách về các tấm gương trung thần nghĩa sĩ thời xưa và thời nay.

    + Nhắc nhở về tình hình đất nước hiện nay đang sắp sửa lâm nguy: kẻ thù hoành hành, giặc ngoại xâm thay nhau đô hộ đàn áp dân chúng, sứ giặc hống hách thay nhau bắt dân xứ thuộc địa trở thành thuộc địa. Dân chúng ngày càng cực khổ hứng chịu biết bao nhiêu trận đòn roi đánh đập của bọn thực dân, nhà cửa tan hoang nghèo đói

    + Trần Quốc Tuấn thể hiện niềm đau xót ý chí sôi sục trăn trở về nền độc lập của đất nước, sự tự do của toàn dân tộc, căm thù giặc sâu sắc sẵn sàng chiến đấu để đánh đuổi kẻ thù.

    + Phê phán mạnh mẽ thái độ cầu an, thói ham vui chơi hưởng lạc, quên mất trách nhiệm trước tình hình nước nhà và hậu quả của việc ham chơi đó.

    + Đưa ra các dẫn chứng nhắc nhở tới các tướng sĩ về những ân nghĩa của các anh hùng thời xưa một lòng vì nước vì dân trung thành với chủ tướng.

    + Vạch ra những việc trước mắt cần phải làm để đánh đuổi quân

- Tính chất của luận điểm:

    + Là yếu tố chính xác, xác thực rõ ràng phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được ra.

    + Có hai luận điểm là luận điểm chính và luận điểm phụ tạo thành một hệ thống

    + Mỗi một luận điểm đều cần sự liên kết với các luận điểm còn lại, phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

Câu 10 (trang 151 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Văn nghị luận không phải chỉ cần đến yếu tố biểu cảm mà còn cần đến cả những yếu tố tự sự và miêu tả.

- Ví dụ: Trong bài văn tự sự kể chuyện về lão Hạc có đoạn miêu tả vẻ mặt đáng thương của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng.

Câu 11 (trang 151 Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Văn bản tường trình là văn bản dùng để trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét.

- Văn bản thông báo là văn bản truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức để báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham giá.

* Những điểm giống và khác nhau của văn bản thông báo và văn bản tường trình:

- Giống nhau:

    + Đều là những văn bản hành chính.

    + Đều có nơi gửi (hoặc người gửi) và nơi nhận (hoặc người nhận)

- Khác nhau:

    + Mục đích:

  • Văn bản thông báo: nhằm truyền đạt thông tin
  • Văn bản tường trình: nhằm trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình

    + Cách viết: Văn bản thông báo có tên văn bản: thông báo, góc trái bên dưới văn bản thông báo ghi nơi nhận, góc trái bên trên ghi tên cơ quan, đoàn thể. Văn bản tường trình có tên là: tường trình,.. góc trái dưới và góc trái trên không có gì.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác

/* */ /* */
/*
*/