logo

Soạn bài: Luyện tập làm văn bản thông báo (chi tiết)


Soạn Văn 8: Luyện tập làm văn bản thông báo


I. Ôn tập lí thuyết

1. Những tình huống cần làm văn bản thông báo

      +Khi có một kế hoạch cần triển khai, thông báo tới những người có liên quan.

      +Khi có một sự kiện, sự việc cấp trên cần cho mọi người biết để cùng nhau thực hiện và tham gia.

- Người thông báo là các cơ quan, đoàn thể, cấp trên, người có tổ chức.

- Người nhận thông báo là các cá nhân, thành viên đoàn thể, những người dưới quyền có liên quan.

2. Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo

a. Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể. Người thông báo có trách nhiệm truyền đạt những thông tin này cho những người được thông báo biết và thực hiện.

   Mục đích thông báo: cho mọi người biết thông tin.

b. Thể thức thông báo: Tuân thủ các thể thức về hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.

3. Văn bản thông báo và văn bản tường trình có sự giống và khác nhau

- Giống nhau: Cả hai đều là văn bản hành chính, đều thể hiện được nơi gửi (hoặc người gửi) và nơi nhận (hoặc người nhận)

- Khác nhau:

      +Văn bản thông báo: nhằm truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

      +Văn bản tường trình: nhằm trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc. Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.


II. Hướng dẫn luyện tập

1. Lựa chọn loại văn bản thích hợp

a. Văn bản thông báo, vì: Nhà trường muốn cho các cán bộ, giáo viên và học sinh biết đến kế hoạch về tổ chức lễ kỉ niệm.

a. Văn bản báo cáo, vì: Ban chỉ huy chi đội cần biết tình hình sinh hoạt của đội nên ta cần phải viết báo cáo để ghi lại các kết quả hoạt động thực hiện được trong tháng.

c. Văn bản thông báo, vì: Để nhân dân biết đến việc quy hoạch giải phóng mở đường tức là thông báo tới từng cá nhân về việc sắp thực hiện để mọi người cùng tham gia.

2. Chỗ sai trong văn bản thông báo (sgk-150)

- Nội dung của văn bản: chưa phù hợp với tên của văn bản, vì tên văn bản là thông báo về kế hoạch kiểm tra còn nội dung là mục đích yêu cầu và các thành phần tham gia thể hiện sự chưa được rõ ràng nhất quán trong việc thông báo tới học sinh và giáo viên.

      +Tên thông báo: kế hoạch kiểm tra

      +Nội dung thông báo: chưa rõ ràng

- Thiếu nơi nhận ghi ở góc trái cuối văn bản

3. Một số tình huống cần viết thông báo

- Thông báo mời họp

- Thông báo ngày giờ thi

- Thông báo về việc phun thuốc chống muỗi ở tổ dân phố.

- …

4. Ví dụ thông báo mời họp

PHÒNG GD VÀ ĐT NINH BÌNH

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN TỤY

      Số 25/NB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2019

THÔNG BÁO MỜI HỌP

      Kính gửi: GVCN và lớp trưởng các lớp trong toàn trường

Nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhà trường tổ chức buổi lễ nhằm tri ân các thầy cô giáo, giao lưu vui chơi các trò chơi dân gian giữa học sinh với giáo viên gắn kết tình thấy trò. Vì vậy, Ban giám hiệu nhà trường sẽ tổ chức cuộc họp để thông báo bàn bạc về kế hoạch chuẩn bị, hình thức, thời gian và địa điểm tham gia.

Vậy đúng 15 giờ, ngày 11 tháng 11 năm 2019, mời các giáo viên chủ nhiệm và các lớp trưởng có mặt tại hội trường B2 để họp.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu văn phòng.

Hiệu trưởng

Phó hiệu trưởng

Lê Thu Hà

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác