logo

Soạn bài: Nước đại việt ta

Tuyển tập soạn bài Nước Đại Việt ta lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Nước Đại Việt ta


Bố cục

- Phần 1: Hai câu đầu: Nêu lên chân lí của nhân nghĩa.

- Phần 2: Tám câu tiếp: Một đất nước độc lập về phong tục, tập quán, lịch sử, bờ cõi,… được biểu hiện.

- Phần 3: Còn lại: Những tấm gương minh chứng thực tế từ sử sách về các anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm.

Soạn bài: Nước đại việt ta (chi tiết) | Soạn văn 8 hay nhất


Soạn bài Nước Đại Việt ta 3 cách


Câu 1 (trang 69 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Đoạn trích là phần mở đầu Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

Soạn ngắn nhất

Khi nêu tiêu đề tác giả đã khẳng định những chân lí về sự độc lập lãnh thổ,chủ quyền,mỗi nơi có một phong tục tập quán,nền văn hóa riêng và lâu đời,có lịch sử độc lập trải qua nhiều triều đại.

Soạn chi tiết

Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí sau:

- Đại Việt là đất nước có:

      + Văn hiến.

      + Ranh giới, địa phận riêng.

      + Phong tục riêng.

      + Lịch sử riêng.

      + Nhiều triều đại và anh hùng lịch sử.

→ Đại Việt có thể sánh ngang với các triều đại Trung Quốc.

- Trong lịch sử dân tộc Đại Việt có rất nhiều anh hùng, đánh thắng được giặc xâm lược:

      + Lưu Cung thất bại.

      + Triệu Tiết tiêu vong.

      + Toa Đô bị bắt ở Hàm Tử, Ô Mã Nhi chết trên sông Bạch Đằng.

=> Đất nước Đại Việt ta vốn là một nước có nền độc lập , chủ quyền riêng tồn tại từ bao đời nay song song với các triều đại của Trung Quốc. Chúng ta là nước riêng, có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, gắn liền với hàng ngàn các truyền thống phong tục tập quán được truyền từ đời này sang đời khác. Lịch sử độc lập của dân tộc ta đã trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến trường kỳ để đánh đuổi quân thù có ý định cướp nước, qua các triều đại gắn liền với ngàn năm lịch sử văn hiến lâu đời. Tự hào về điều ấy mà mỗi người con nước Việt nào cũng luôn vang vọng rằng nước Đại Việt ta có thể sánh ngang hang với lịch sử của triều đại Trung Quốc.


Câu 2 (trang 69 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

Soạn ngắn nhất

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" là phải yên lòng dân, thương yêu và bảo vệ nhân dân. Đây là tư tưởng chúng ta đều nhận thấy được trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Trãi.

- ‘Dân “ là những người bình thường làm ăn lương thiện chịu bóc lột của những thế lực xấu xa.

- Kẻ bạo ngược mà tác giả muốn nói tới là chỉ giặc ngoại xâm luôn áp bức bóc lột nhân dân Đại Việt.

Soạn chi tiết

- Qua hai câu:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Qua hai câu thơ tác giả đưa ra một tư tưởng, chân lí đặt dấu ấn cho nhân dân trong việc quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đưa ra cốt lõi là ở việc yêu dân , yêu nước. Cuộc sống của nhân dân được ấm no hạnh phúc để cho mọi ngõ ngách không còn tiếng khóc hờn, nghèo đói, bần cùng đó là việc đầu tiên mà ta hướng tới. Để đạt được điều đó thì ta trước hết phải biết cách “trừ bạo”.

+ Nhân nghĩa đầu tiên là sự khoan dung vì dân mọi chính sách hoạt động đều phải dựa vào dân, mục đích của dân là trên đầu mà trấn an lòng dân.

+ Nhân nghĩa thứ hai là lý tưởng xây dựng lên tình thần chiến đấu với ý chí kiên cường để bảo vệ tổ quốc.

+ Dân yên thì triều đình phải là người biết cách lo cho dân, đáp ứng được các nhu cầu của dân chống đói nghèo, thương dân trước cuộc sống cơ cực lầm than.

+ "Trừ bạo" là việc làm đánh đuổi giặc ngoài xâm, diệt trừ những tên gian tế bán nước hại dân. Đưa đất nước tới ngày giành lại được độc lập chủ quyền, nhân dân được sống ấm no hạnh phúc(diệt giặc Minh).

→ Đối với Nguyễn Trãi tư tưởng “nhân nghĩa” mà ông đưa ra đó chính là tình cảm giữa nhân dân với triều đình. Yêu nước không là không đủ,trong nước còn có dân vì vậy cần bảo vệ cuộc sống của nhân dân khỏi khổ cực. Sự triết lí trong tư tưởng của ông bao trùm bài cũng như các sáng tác hay chính cuộc đời của ông.


Câu 3 (trang 69 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?

Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

Soạn ngắn nhất

Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc,tác giả đã dựa vào những yếu tố:

+ Nền văn hiến, phong tục tập quán đã có từ xa xưa

+ Có bề dày lịch sử về việc hình thành và phát triển đất nước.

+ Có chế độ nhà nước riêng biệt sánh ngang với các triều đại của Trung Quốc.

- Tác phẩm “Sông núi nước Nam” nêu lên vấn đề lãnh thổ và chủ quyền của nước Nam-vua Nam ở.Tới bài Bình cáo đại ngô do Nguyễn Trãi ciết cũng khẳng định lại điều đó.

Soạn chi tiết

- Để khẳng định chủ quyền dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố sau: lịch sử văn hiến, cương vực lãnh thổ, giới hạn chủ quyền, truyền thống văn hóa phong tục tập quán dân tộc, chế độ riêng,..

→ Các yếu tố cơ bản này dường như đã đưa ra được quan niệm hoàn chỉnh niệm về quốc gia, dân tộc. Ở đây có sự tiếp nối và phát triển so với bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt:

- "Sông núi nước Nam" của Lý Thường Kiệt nói đến 2 điểm chính là :

      + Về sự độc lập lãnh thổ: rành rành định phận ở sách trời

      + Về chủ quyền: nước Nam là của vua Nam

→ Việc sử dụng từ “đế” cho thấy sự tương đương với các vị vua Trung Quốc.

- "Nước Đại Việt ta":

      + Tác giả khẳng định: mỗi bên xưng đế 1 phương → sự khẳng định về chủ quyền của dân tộc vốn đã tồn tại từ lâu đời ngang hàng với triều đại Trung xưa, đây tác giả còn đưa thêm các dẫn chứng lý lẽ văn hiến, phong tục, lịch sử các triều đại.


Câu 4 (trang 69 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.

Soạn ngắn nhất

Những nét đặc sắc nghệ thuật và tác dụng của chúng:

+ Cách sử dụng từ ngữ để khẳng định sự tồn tại lâu đời về nhiều phương diện.

+ Sử dụng các câu dài ngắn tự do,có đối,có biền ngẫu,...

+ Những lập luận xác đáng, chặt chẽ, đúng đắn.

+ Kết cấu chặt chẽ,mạch lạc.

Soạn chi tiết

Những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích

- Cách sử dụng từ ngữ: Tác giả sử dụng những từ ngữ khẳng định về nền chủ quyền của nước Đại Việt vốn dĩ đã được hình thành từ lâu đời trải qua bao thế hệ vua điều đó hiển nhiên cho thấy nước Đại Việt: đã chia, từ trước, vốn xưng, đã lâu,..

- Cách sử dụng những câu văn biền ngẫu: Khẳng định triết lí tư tưởng mà Nguyễn Trãi đưa ra, những câu văn biến ngẫu đưa ra nội dung song song nối tiếp nhau làm cho lý lẽ mà tác giả khẳng định càng thuyết phục rõ ràng hơn.

 - Các biện pháp so sánh, liệt kê mang lại hiệu quả trong các cách lập luận của tác giả, nước ta ngang hàng với Trung Quốc ở mọi phương diện.

- Câu văn ngắn gọn rõ ràng súc tích, các ý phong phú đa dạng lí lẽ dẫn chứng lập luận thuyết phục, sắc bén trong từng ngôn từ.


Câu 5 (trang 69 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

Soạn ngắn nhất

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi trong đoạn này thể hiện rõ ở cách lập luận của tác giả:

+ Xuyên suốt từ đầu đến cuối đoạn trích là tư tưởng nhân nghĩa,khẳng định lẽ phải thuộc về "chúng ta", những thế lực thù địch đi trái lại tư tưởng trên sẽ bị tiêu diệt.

+ Việc tiêu diệt giặc ngoại xâm là điều kiện thiết yếu để dân ta độc lập,tự do.

- Lí lẽ của Nguyễn Trãi: đưa ra các dẫn chứng về một loạt những thất bại của những kẻ bạo ngược,làm trái nhân nghĩa (Lưu Cung,Triệu Tiết,Ô Mã,Toa Đô,...), đấy à minh chứng hùng hồn  trong lịch sử. Nguyễn Trãi đã dùng giọng điệu,lời lẽ đanh thép để mịn chứng cho sức mạnh chính nghĩa,thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Soạn chi tiết

Sức thuyết phục của đoạn văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn:

- Lí lẽ: Đúc kết từ tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi khẳng định nước Đại Việt ta vốn từ lâu đã là lẽ phải. Các kẻ thù xâm lược luôn tìm cách dòm ngó muốn cướp nước vì thế mà việc đương nhiên chúng ta phải làm để khẳng định ta là một nước độc lập có chủ quyền lãnh thổ riêng biệt việc xâm phạm, muốn chiếm giữ ắt hẳn phải được trừng trị. Để minh chứng điều đó tác giả đã đưa ra một hệ thống dẫn chứng rõ ràng, đủ mọi mặt

- Thực tiễn: Những kẻ làm việc sai trái tàn bạo chắc chắn sẽ phải chịu thảm bại như: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Ô Mã, Toa Đô. Chứng cớ còn ghi trong sách là điều không thể chối cãi

⇒ Cả đoạn văn với lời lẽ đanh thép hùng hồn minh chứng cho sức mạnh của chính nghĩa, vừa thể hiện niềm tự hào dân tộc.


Câu 6 (trang 69 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Soạn ngắn nhất, Soạn chi tiết

Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích:

Soạn bài: Nước đại việt ta (chi tiết) | Soạn văn 8 hay nhất


Luyện tập

Soạn ngắn nhất

Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi áng ăn tuyệt vời,khẳng định chủ quyền của dân tộc ta,nền văn hiến,lịch sử đã có từ lâu đời;ngoài ra,văn bản còn nêu lên tội ác to lớn của giặc ngoại xâm.

Soạn chi tiết

Sự phát triển ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với Sông núi nước Nam:

- "Sông núi nước Nam" của Lý Thường Kiệt nói đến 2 điểm chính là :

      + Về sự độc lập lãnh thổ: rành rành định phận ở sách trời

      + Về chủ quyền: nước Nam là của vua Nam

→ Từ “đế” được tác giả nhắc đến cho thấy các vị vua của Đại Việt vốn dĩ tường đồng như các vị vua của triều đại Trung Quốc.

- "Nước Đại Việt ta":

      + Tác giả khẳng định: mỗi bên xưng đế 1 phương → khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất Việt và các nền văn hiến, phong tục, lịch sử các triều đại.


Nội dung chính bài Nước Đại Việt ta

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Nước Đại Việt ta bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác