logo

Soạn bài: Nói giảm nói tránh (chi tiết)


Soạn văn 8: Nói giảm nói tránh


I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh

Câu 1 (trang 107 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Nghĩa của những từ in đậm trong đoạn văn:

- Đi gặp các cụ Cá Mác, cụ Lê Nin, Đi, Chẳng còn -> Đều có nghĩa là chết.

⇒ Mục đích:

+ Ở ví dụ a và b: sử dụng nhằm giảm nhẹ sự thương tiếc, đau xót của nhà thơ, của người dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác.

+ Ở ví dụ c: giảm nhẹ sự đau buồn, thương tiếc của người con xa nhà trước hoàn cảnh như vậy.

Câu 2 (trang 108 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tác giả sử dụng từ “bầu sữa” cốt để thể hiện sự tế nhị trong câu văn mà vẫn thể hiện được tình cảm mẹ con thiêng liêng qua hình ảnh bầu sữa.

Câu 3 (trang 108 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Cách nói thứ hai nhẹ nhàng và tế nhị hơn, cũng là phê bình nhưng ở mức độ nhẹ nhàng có sự động viên, khuyến khích người con vươn lên.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 108 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

a. Đi nghỉ

b. Chia tay nhau

c. Khiếm thị

d. Có tuổi

e. Đi bước nữa

Câu 2 (trang 108 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Những câu sử dụng nói giảm, nói tránh: a2,b2,c1,d1,e2.

Câu 3 (trang 109 Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Bài tập đó cậu làm chưa được chính xác lắm.

- Bài văn em làm chưa được rõ ý.

- Cố thêm một chút là chúng ta có thể hoàn thành rồi.

- Bạn nên nói nhỏ một chút.

- Bức tranh sẽ đẹp hơn nếu chúng ta thêm màu đỏ cho những bông hoa kia đó.

Câu 4 (trang 109 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Trong một số trường hợp không nên sử dụng nói giảm, nói tránh, Ví dụ:

- Trong các trường hợp buộc phải nói đúng sự thật: khi khai báo, làm chứng…

- Khi đưa ra góp ý chân thành về nhưng khuyết điểm đối với bạn bè thân thiết, hoặc người thân.

- Khi đưa ra nhận xét về một vụ việc nghiêm trọng….

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác