logo

Soạn bài: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (ngắn nhất)

Để đáp ứng mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 12 ngắn nhất, dễ hiểu, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn


Soạn bài: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc


Đôi nét về tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ngắn nhất | Soạn văn 12 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Soạn Câu 1 ngắn nhất

Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam trên các phương diện của đời sống vật chất và tinh thần. Cụ thế:

+ Tôn giáo.

+ Nghệ thuật gồm văn học, hội hoạ, kiến trúc.

+ Ứng xử gồm những tập quán và giao tiếp cộng đồng.

+ Sinh hoạt (ăn, ở, mặc).

Soạn Câu 2 ngắn nhất

- Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế. Trên nền nghệ thuật, ứng xử, tôn giáo, sinh hoạt phải hướng đến sự hài hoà, phù hợp.

- Thế mạnh của vốn văn hóa dân tộc: tạo nên một tinh thần văn hoá thiết thực, dung hòa, linh hoạt, đời sống của con người phát triển trên cái nền nhân bản, xoá bỏ những hung bạo, thô dã.

Các ví dụ:

+ Không xảy ra xung đột tôn giáo dù Việt Nam có rất nhiều tôn giáo.

+ Nhiều điểm nhấn tinh tế, hài hoà với thiên nhiên trong các công trình chùa chiền, đài, nhà thờ.

+ Lối sống trọng tình, trọng nghĩa.

+ Các tục ngữ, ca dao như Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; Cái nết đánh chết cái đẹp; người làm ra của, của không làm ra người.

Soạn Câu 3 ngắn nhất

- Tôn giáo, triết học không phát triển, thần thoại không phong phú.

- Người Việt thiếu say mê tranh biện triết học.

- Âm nhạc hay kiến trúc, hội hoạ không đạt đến mức tuyệt kĩ

- Văn sĩ không xem thơ ca là cuộc đời, sự nghiệp của mình

- Chưa một ngành văn hoá dân tộc nào trở thành đài danh dự,  kì vĩ, quy tụ, thu hút cả một nền văn hoá.

- Hạn chế về trình độ sản xuất: nền nông nghiệp định cư, không có sự kích thích trao đổi, mua bán, đô thị.

- Ý thức về cá nhân, sở hữu không phát triển ở mức cao, thích cuộc sống ấm no, thái bình mà chẳng mơ ước cao xa, dễ chấp nhận, ít háo hức trước cái kì vĩ, tráng lệ, huy hoàng.

- Ít khát vọng lớn lao.

Soạn Câu 3 ngắn nhất

- Phật giáo, Nho giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hoá Việt Nam.

- Người Việt Nam du nhập Phật giáo, Nho giáo từ bên ngoài, sàng lọc những tiến bộ, tinh luyện và vận dụng phù hợp, nhân văn để hình thành bản sắc văn hoá của dân tộc.

Ví dụ: Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:

    “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Ngoài ra, có thể kể đến truyện thơ Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu; Quốc tự của Nguyễn Vạn Hạnh; Quốc tộ Đỗ Pháp.

Soạn Câu 5 ngắn nhất

Nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” vừa thể hiện được những tích cực trong văn hoá Việt, vừa chỉ ra một vài hạn chế để khắc phục.

Về mặt tích cực, nền văn hoá Việt Nam vừa thiết thực lại linh hoạt và dung hoà tạo nên nét độc đáo riêng trong văn hoá dân tộc. Thể hiện sự khéo léo, linh hoạt trong đổi thay để phù hợp, tiếp nhận và lựa chọn dung hoà, tinh tế tạo nên văn hoá thiết thực, gắn với đời sống, phù hợp với lối sống và tính cách của con người Việt Nam. Chính nền văn hóa trên tinh thần nhân bản ấy giúp cho dân tộc Việt Nam giữ được những truyền thống cao đẹp, trường tồn vượt qua những gian nan và biến động của lịch sử.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế về sự đổi mới và sáng tạo, thiếu sự xuất hiện và trường tồn của những công trình văn hóa sáng tạo đạt đến mức kì vĩ.

Soạn Câu 6 ngắn nhất

Có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác chân chính dân tộc đó... là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh” bởi:

- Về lịch sử: đất nước ta có nhiều biến động lịch sử, trải qua một thời gian dài bị đô hộ, đồng hoá vì vậy khó có thể chỉ trông chờ vào sự sáng tạo của dân tộc.

- Về chữ viết: Văn hoá nhân loại: chữ Hán-> chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.

- Về văn học:

+ Sáng tạo các thể thơ dân tộc.

+ Vận dụng, Việt hóa, phát triển các thể thơ Đường luật của Trung Quốc, thể thơ tự do, phóng khoáng của phương Tây vào văn học Việt.

+ Đề tài, thi liệu của văn học cổ điển -> văn học Việt Nam ( thơ Nguyễn Du, thơ Trần Tế Xương, Huy Cận,……)

⇒ Quá trình chiếm lĩnh, đồng hoá có chọn lọc-> văn hoá Việt riêng biệt, độc đáo.


Xem thêm các bài viết liên quan khác

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác