logo

Soạn bài: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Hướng dẫn Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát về tác giả Trần Đình Hượu

Soạn văn 12: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc


Soạn bài: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Câu 1 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện như sau:

- Tôn giáo: Tôn giáo hay triết học ở nước ta đều không phát triển bởi người Việt không cuồng tín tôn giáo mà cũng chẳng say mê triết học.

- Khoa học, kĩ thuật, giả khoa học, tất cả đều chưa phát triển đến độ trở thành truyền thống.

- Âm nhạc, hội họa, kiến trúc, thơ ca – nghệ thuật cũng không phát triển đến tuyệt kĩ. Người ta yêu nghệ thuật, dễ dàng làm được dăm ba câu thơ nhưng ít người gắn bó, kiếm tiền được từ nghề này.

Trên từng lĩnh vực lớn này, tác giả lại đi vào phân tích một vài cấu thành nhỏ mà tiêu biểu để chứng minh cho luận điểm của mình.

Câu 2 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo văn hóa của Việt Nam là:

- Ít tinh thần tôn giáo, coi trọng hiện thực và tương lai của con cháu mình hơn là thế giới bên kia với sự đón chờ của cái chết.

- Ý thức về cá nhân và sở hữu phát triển không cao, người ta mong ước được sống thái bình, an cư lạc nghiệp, làm đủ ăn, thanh nhàn là được.

- Ưa chuộng những người hiền lành, tình nghĩa hơn là coi trọng người thông minh tài giỏi hoặc khỏe mạnh, dũng cảm.

- Không ca ngợi trí tuệ mà ca ngợi sự khôn khéo.

- Cũng không quá kì thị, cự tuyệt những cái mới mẻ tuy vẫn giữ những sự dè dặt, cầm chừng nhất định.

- Cái đẹp vừa ý là xinh là khéo, chứ không phải những cái huy hoàng tráng lệ.

Từ đó, ta có thể thấy thế mạnh của vốn văn hóa dân tộc là một nền văn hóa nhân bản, với tinh thần chung là thiết thực, linh hoạt, dung hòa, không có khát vọng để hướng đến những sáng tạo lớn mà nhạy cảm, tinh nhanh, khôn khéo gỡ các khó khăn, tìm được sự bình ổn.

Ví dụ cụ thể như sau:

- Tín ngưỡng:Không nhiều người theo tôn giáo, chủ yếu là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mặc dù nhiều người vẫn đi chùa, đi lễ nhà thờ nhưng chưa đủ điều kiện trở thành người của các tôn giáo này.

- Văn học nghệ thuật:Xuân Diệu đã từng phát biểu: “Cơm áo không đùa với khách thơ”.

- Ứng xử:Câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau.

Câu 3 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

Những đặc điểm có thể coi là hạn chế của vốn văn hóa dân tộc là:

- Không có công trình nào nhằm vào sự vĩnh viễn, nguy nga như là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ bé, về thực tế khó khăn, nhiều bất trắc.

- Không đề cao sự thông minh mà lại chuyên chú vào những cái khôn khéo, gần như là khôn lỏi, đặc biệt trong câu: “ăn cỗ đi trước lội nước theo sau”.

Câu 4 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống của Việt Nam là: đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo.

Người Việt Nam đã tiếp thu, biến chuyển những tư tưởng tôn giáo này thành bản sắc văn hóa của mình như sau:

+ Không tiếp nhận Phật giáo ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát.

+ Không tiếp nhận Nho giáo ở khía cạnh nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt, mà tiếp cận những hạt nhân tích cực, hợp lí.

+ Tư tưởng Lão – Trang không ảnh hưởng rộng rãi trong nhân dân mà chủ yếu tác động đến tầng lớp trí thức cấp cao.

Ví dụ cụ thể của những lí lẽ trên như sau:

+ Tư tưởng hiếu nghĩa được coi trọng.

+ Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm đều chịu ảnh hưởng rất đậm nét của quan niệm chữ Nhàn trong đạo giáo.

Câu 5 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

Nhận định này nêu lên cả mặt tích cực và những hạn chế của nền văn hóa Việt Nam. Cụ thể như sau:

Ở mặt tích cực nó cho thấy văn hóa Việt Nam gắn bó sâu sắc với cộng đồng, có khả năng linh hoạt tiếp nhận nhiều nền văn hóa khác nhau để hình thành nên nền văn hóa của riêng mình.

Tuy nhiên có hạn chế là dân tộc Việt Nam thiếu sáng tạo, ít những công trình kì vĩ, tồn tại lâu dài.

Câu 6 (trang 162 sgk Văn 12 Tập 2):

Bởi vì giữa các quốc gia trên thế giới luôn có sự giao lưu, trao đổi với nhau nên việc học hỏi, chiếm lĩnh, đồng hóa các giá trị bên ngoài là những yêu cầu tự nhiên, không thể thay đổi được.Việt Nam tuy không tự sáng tạo ra được những giá trị mới, nhưng lại học hỏi, tiếp thu được rất nhiều những giá trị khác nhau từ các nền văn hóa lớn ở xung quanh.

Ví dụ như sau: Việt Nam tiếp thu tấm lòng nhân ái, bao dung vô cùng nhân văn, tích cực của đạo Phật. Việt Nam tiếp thu cả những yếu tố mới của văn hóa phương Tây. Suốt mấy nghìn năm bị Trung Quốc đô hộ tuy Việt Nam có tiếp thu những nét văn hóa nhất định, nhưng không hề bị đồng hóa mà vẫn giữ được quốc gia riêng, tiếng nói riêng, phong tục riêng.


Luyện tập

Điều ấn tượng nhất về nét đẹp văn hóa của dân tộc ta đó chính là sự sum họp ngày tết của các thành viên trong gia đình.

Bởi cuộc sống hiện đại người ta có quá nhiều những nỗi niềm lo lắng riêng tư khác nhau, thời gian để cả đại gia đình cùng nhau sum họp, ăn uống trò chuyện gần như là không có.

 Tết đến, mọi người được trở về quê hương, gia đình sum họp đầm ấm vô cùng hạnh phúc.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác